Từ khóa
Tìm kiếm trong
Chuyên mục
Tìm từ ngày Đến ngày
Hệ thống tìm thấy 213 kết quả

Truyện ngắn "Câu chuyện về người đưa thư"

Truyện ngắn

Ngày phát hành 0:0 | 9/10/2015

Lượt nghe: 2318

Trong hiện thực cuộc sống bề bộn đầy hoài nghi, dẫu đôi khi những giá trị tốt đẹp của con người bị xã hội phủ nhận thì vẫn còn đó niềm tin vào những giá trị chân thực ấy. Chỉ cần chúng ta nhìn người, nhìn đời bằng tấm lòng bao dung và nhân ái, chúng ta sẽ nhận ra những ánh sáng đẹp.(Đọc truyện đêm khuya 07/10/2015)

Truyện ngắn "Cô dâu bé con": Khao khát tự do và tình thương yêu

Truyện ngắn

Ngày phát hành 0:0 | 13/10/2017

Lượt nghe: 4711

Nghi lễ đón dâu, cướp dâu diễn ra vô cùng thô lỗ như một sự bạo hành. Đêm tân hôn chỉ là ngang nhiên dùng bạo lực tướt đoạt trinh tiết của một bé gái mà thôi và “chung qui chỉ là đứa bé mười tuổi” nhưng đã phải lo đến việc uống thuốc để không phải có con. Bên cạnh nhân vật chính Kukha, chúng ta còn thấy thấp thoáng nhân vật “tôi” - người kể chuyện. Nhà văn đã không ngại ngùng bày tỏ thái độ yêu ghét, sững sờ, phẫn nộ cũng như sự khát khao tự do, tình yêu thương, bênh vực kẻ yếu, với tấm chân tình, đồng cảm. (Đọc truyện đêm khuya 12/10/2017)

Truyện ngắn "Độc nhảng": Yêu thương khiến người ta đổi khác

Truyện ngắn

Ngày phát hành 0:0 | 3/8/2015

Lượt nghe: 1726

Mất người yêu, bị người đời khinh ghét-hận thù quá lớn đã khiến nhân vật Khủ mù quáng. Như bị "Ma đưa lối, quỷ dẫn dẫn đường", Khủ dùng thứ thuốc kỳ bí có tên là "Độc nhảng" làm cho những người có oán thù với anh ốm lăn ốm lóc. May thay, giữa lúc Khủ bế tắc và đang gây thù chuốc oán thì Lam đã quay về với anh. Tình yêu chân thành và sâu nặng của Lam dành cho Khủ chính là phương thuốc hiệu nghiệm hóa giải nỗi oán hận trong lòng Khủ. Họ bắt đầu một cuộc sống mới sau bao thăng trầm, đổ vỡ.

Truyện ngắn "Đường mưa": Tình thương yêu đong đầy

Truyện ngắn

Ngày phát hành 0:0 | 31/8/2018

Lượt nghe: 1093

Người đàn bà người Mông thô mộc, nghèo khổ lấy chồng gần hai mươi năm không có con. Chồng bà - ông Phính dan díu với người đàn bà khác. Cuộc sống của họ vốn dĩ buồn tẻ nay lại ngột ngạt, bức bối. Tình huống truyện trở nên gay cấn khi người đàn bà bán phở- người tình của ông Phính có con. Biết chuyện, người vợ không ghen, không hờn mà ngược lại, bà mong ông có con vì bà không thể làm mẹ. Một sự thực mà ông Phính cũng không hề hay biết đó là ông cũng không thể có con. Vợ ông đã giấu sự thực này. Họ đã đón đứa trẻ vừa mới sinh mà ông Phính cứ khăng khăng đó là con mình về nuôi. Vợ ông đón đứa trẻ bằng tình yêu thương và nâng niu. Câu chuyện khiến cho chúng ta suy ngẫm về tình người nhân hậu và ấm áp. (VOV6 Đọc truyện đêm khuya 27/8/2018)

Truyện ngắn "Giận và thương": Giận thì giận mà thương thì thương

Truyện ngắn

Ngày phát hành 0:0 | 8/11/2018

Lượt nghe: 840

Đời người không tránh khỏi những lúc cơ hàn. Miễn sao không vì cảm giác nhỏ nhoi, bé mọn mà con người ta đánh mất tình thương và niềm tin. Truyện ngắn “Giận và thương” của tác giả Trâm Oanh phát 8/11/2018 kể một câu chuyện giản dị về một gia đình nhỏ với những yêu thương không lời khuất sau bẽ bàng thân phận.

Truyện ngắn "Gửi ông Đại tá chờ thư": Sự trở về quê hương, bản quán

Truyện ngắn

Ngày phát hành 0:0 | 29/10/2018

Lượt nghe: 787

Tạm gác lại ngôn ngữ sắc sảo, giọng điệu lạnh lùng..., nhà văn Nguyễn Văn Thọ trong truyện ngắn "Gửi ông Đại tá chờ thư" lại thể hiện một giọng ấm áp, ngôn từ giản dị, giàu tình cảm. (Đọc truyện đêm khuya 29/10/2018)

Truyện ngắn "Hành trang ngày trở lại": Khi biết yêu thương, con người sẽ hạnh phúc

Truyện ngắn

Ngày phát hành 0:0 | 11/6/2015

Lượt nghe: 974

Nhân vật Quang về quê hương bản quán sau những năm tháng sống ở nước ngoài. Sự trở về của anh càng trở nên có ý nghĩa khi hành trang của anh là bài học sâu sắc về yêu thương, nhân nghĩa, sự hy sinh quên mình mà một cậu bé nghèo đã "dạy" cho anh.

Truyện ngắn "Họa sĩ làng": Nét đẹp của người thương binh

Truyện ngắn

Ngày phát hành 0:0 | 1/2/2018

Lượt nghe: 1946

Truyện viết về nhân vật Trần Khỉ - thương binh từ chiến trường Campuchia trở về quê hương. Hai năm chiến đấu với quân Pôn Pốt tại nước bạn đã rèn luyện chàng thanh niên nghịch ngợm nhất vùng trở thành một người lính điềm tĩnh, chững chạc. Thấy một số đồng đội cũ của mình tại chiến trường khi trở lại quê gặp nhiều khó khăn, Trần Khỉ đã tập hợp anh em lại. Anh mở xưởng vẽ để dạy nghề và giúp những người thương binh có thể sống tốt bằng sức lực của mình. Một câu chuyện xúc động về phẩm chất cao đẹp của người thương binh trong cuộc sống đời thường. (VOV6 Đọc truyện đêm khuya 29/01/2018)

Truyện ngắn "Mùa khô" và "Còn thương": Nỗi đau chiến tranh còn nhiều day dứt

Truyện ngắn

Ngày phát hành 0:0 | 26/6/2018

Lượt nghe: 1329

Hai câu chuyện trong hai truyện ngắn của nhà văn Vĩnh Quyền đều nói về nỗi đau chiến tranh. Truyện ngắn "Mùa khô" kể với chúng ta về những người vợ đi tìm hài cốt chồng, về người cựu chiến binh Mỹ tìm thân nhân trong cuộc chiến tranh Việt Nam. Họ cùng chung nỗi đau mất người thân, không thể nguôi ngoai dẫu chiến tranh đã đi qua máy chục năm rồi. Truyện ngắn "Còn thương" lại nói về nhân vật Ba Hoành, một chiến sĩ biệt động dũng cảm và tài giỏi nhưng ông phải chịu nỗi đau li tán gia đình. Về già Ba Hoành bị bệnh ung thu, đau đớn về thể xác và mỏi mệt về tinh thần. Chiến tranh đã lùi xa nhưng nỗi đau của người lính vẫn còn day dứt, ám ảnh. (V0V6 Đọc truyện đêm khuya 21/6/2018)

Truyện ngắn "Tác phẩm bị lỗi": Mất mát đau thương trong chiến tranh

Truyện ngắn

Ngày phát hành 0:0 | 5/1/2017

Lượt nghe: 5062

Tác phẩm là câu chuyện về những bi kịch của một gia đình trong chiến tranh. Nhân vật chính là cậu bé Nghiệp được sinh ra khi mẹ cậu bị tên trưởng đồn Tám Lửa làm nhục. Người mẹ chịu nhiều cú sốc về tinh thần khi con gái lớn mất vì bệnh, người chồng từ chiến trường trở về thấy vợ có thai với kẻ ác nên đã dẫn người con trai út bỏ đi. Người mẹ nửa điên nửa tỉnh thường đánh mắng Nghiệp vì nghĩ cậu bé là nguyên nhân khiến gia đình mình ly tán. Dù bị mẹ đối xử tàn tệ, Nghiệp vẫn yêu thương mẹ, hơn 10 tuổi đã kiếm sống để nuôi mẹ. Sau nhiều năm xa cách, hai mẹ con Nghiệp cũng tìm được ba nuôi và anh trai trong hoàn cảnh bất ngờ. (Đọc truyện đêm khuya 29/12/2016)

Truyện ngắn "Trái tim rừng": Tình thương yêu làm nên tất cả

Truyện ngắn

Ngày phát hành 0:0 | 22/12/2016

Lượt nghe: 3224

Truyện ngắn "Trái tim rừng" của nhà văn Hữu Tiến là câu chuyện xúc động về sự kì diệu của tình yêu thương. Nhân vật "Hắn" sau khi gây trọng án đã lẩn trốn trong rừng. Trong lúc đói khát hắn được người thiếu phụ tốt bụng cưu mang, giúp đỡ. Cảm động trước tấm lòng của người phụ nữ, hắn quyết định ra đầu thú và hứa trở lại với mẹ con chị. Truyện ngắn "Kìa vạt hoa vàng" của tác giả Nguyễn Văn Học là rung động tình yêu non nớt đầu đời của cậu bé với người chị hơn tuổi. Những đổi thay của thời gian, va vấp nghiệt ngã của dòng đời mang đến nỗi buồn mang mác cho người đọc, người nghe. (Đọc truyện đêm khuya 15/12/2016)

Truyện ngắn "Vết thương": Câu chuyện thời hậu chiến

Truyện ngắn

Ngày phát hành 0:0 | 19/5/2017

Lượt nghe: 5823

Nhân vật "tôi" và Khiêm là hai người lính, hai người bạn thân. Sau khi chiến tranh kết thúc, đất nước hòa bình, hai người lính trở về đời thường với số phận riêng của mình. Khiêm có một gia đình hạnh phúc, sự nghiệp phát triển khiến ông trở thành tấm gương của mọi người. Nhưng có một bí mật là vết thương trong chiến tranh của Khiêm không phải trong chiến đầu mà vì tai nạn. Khiêm đã dũng cảm nói ra sự thật và trả lại công bằng cho những đồng đội đã hi sinh trong chiến tranh. (Đọc truyện đêm khuya 18/5/2017)

Truyện ngắn “Chuyện không muốn kể”: Buồn thương nhân tình thế thái

Truyện ngắn “Chuyện không muốn kể”: Buồn thương nhân tình thế thái

Ngày phát hành 0:0 | 23/10/2019

Lượt nghe: 1630

Nhà văn Đỗ Tiến Thụy xuất hiện trên văn đàn với một giọng điệu lạ, nhiều ấn tượng, khai thác những vấn đề mang tính thời sự nóng bỏng như biển đảo hay những góc nhìn khác về chiến tranh. Chương trình Đọc truyện đêm khuya phát 24/10/2019, gửi tới các bạn truyện ngắn “Chuyện không muốn kể” – một truyện ngắn mang một giọng điệu khác, buồn thương về nhân tình thế thái...

Truyện ngắn của Tô Hoài "Những thương những giận": Cái nhìn đa chiều về cuộc sống

Truyện ngắn của Tô Hoài

Ngày phát hành 0:0 | 25/5/2015

Lượt nghe: 859

“Những thương, những giận”-thương và giận là trạng thái cảm xúc thường gặp trong nhiều truyện ngắn của Tô Hoài.Giận đấy song cũng thương đấy. Tác phẩm của Tô Hoài không đưa ra những lời phản biện, những hứa hẹn thức tỉnh, mà khiến chúng ta phải tự lục lọi con người thực của mình, tìm ra những điều thương điều giận để tự điều chỉnh, sống sao cho đàng hoàng, tử tế. Đọc truyện đêm khuya 26/05)

Truyện ngắn: "Tiếng gọi đời thường" và "Sợi tơ nhện"

Truyện ngắn:

Ngày phát hành 0:0 | 3/8/2016

Lượt nghe: 6018

Hai truyện ngắn có cùng một phong cách kể. Đó là sự cô đọng súc tích trong những khoảnh khắc chớp nhoáng của đời sống mà bộc lộ tính cách, đạo đức của từng cá nhân. Giọng kể cố tình lạnh lùng giễu nhại, các tình tiết khá ly kỳ, chứa đựng ý nghĩa triết lý sâu sắc. (Đọc truyện đêm khuya 01/8/2016)

Những sắc thái tình yêu trong hai truyện ngắn "Mùa xuân yêu thương" và "Thư tình mùa xuân”

Những sắc thái tình yêu trong hai truyện ngắn

Ngày phát hành 15:14 | 17/2/2021

Lượt nghe: 861

Cả hai truyện ngắn thể hiện những sắc thái khác nhau của tình yêu khi về xuân về. Nếu truyện ngắn đầu viết về tình yêu đầy sức sống của tuổi đôi mươi thì truyện ngắn “Thư tình mùa xuân” là tình yêu ở tuổi xế chiều của nhân vật người đàn ông đã ngoài 50 tuổi. Với truyện ngắn “Mùa xuân yêu thương”, con người như hòa cùng không khí hân hoan, rạo rực của ngày hội. Nhân vật chàng thanh niên nói như là duyên định ấy. Nhưng thực ra không khí mùa xuân cũng góp phần nảy nở mối duyên tình của đôi trai gái. Qua lời kể của nhân vật, chúng ta cảm nhận được không khí vui tươi của đất trời và con người trong này hội làng mừng xuân. Con người như say trong chất mật ngọt của ngày xuân và tình yêu nảy nở trong lòng hai bạn trẻ cũng là điều tất nhiên. Truyện ngắn được viết với ngôn từ đẹp, hình ảnh giàu màu sắc ngày xuân khiến người đọc, người nghe đồng cảm và vui lấy với tình yêu của nhân vật. Nếu tình yêu của đôi bạn trai gái trong truyện “Mùa xuân yêu thương” gặp rất nhiều thuận lợi khi nảy nở trong thời điểm vạn vật sinh sôi, đất trời giao hòa thì mối tình của nhân vật trong truyện ngắn “Lá thư mùa xuân” có phần trắc trở hơn. Đó cũng là điều dễ hiểu bởi nhân vật không còn ở tuổi trai trẻ lại đã từng lập gia đình. Khi người ta đã qua cái tuổi thanh xuân hồn nhiên, mơ mộng mà phải viết thư tình thì thật không dễ chút nào. Nhưng vì kiếm sống anh đành làm công việc viết thuê thư tình cho các đôi trai gái. Đến lúc anh viết thư tình cho mình thì lại lúng túng thức trắng đêm bỏ đi cả trăm bức thư nháp. Tuổi đã ngoài 50 nhưng khi nhận lá thư gửi lại thì anh cũng háo hức, hồi hộp không khác gì chàng trai trẻ với mối tình đầu. Truyện ngắn hóm hỉnh từ cách lựa chọn đề tài đến ngôn ngữ thể hiện. Truyện được viết với giọng văn tự châm biếm và có chút chua chát cho số phận của mình. Nét hài hước trong tình yêu khiến người đọc, người nghe phải bật cười khi đọc lá thư gửi lại của cô giáo dạy văn ở cuối truyện ngắn. Hai câu chuyện với những cung bậc tình cảm khác nhau trong tình yêu nhưng chúng ta đều thấy hiện lên sự tươi mới, ấm áp vui tươi trong tâm hồn con người khi mùa xuân về. (Lời bình của BTV Hoàng Hiệp)

"Cánh vạc" hay nỗi đau đàn bà tự sát thương

Ngày phát hành 0:0 | 28/10/2019

Lượt nghe: 1179

Chọn lựa và để chi tiết cất lời vốn là sở trường của Đàm Huy Đông. Trên nền một câu chuyện đơn thuần, thậm chí điểm xuyết cả những chi tiết gây cười, “Cánh vạc” không chỉ nêu ra một thực trạng đáng sợ rằng trong đời thực vẫn còn những bà mẹ chồng đã và đang nung nấu ý tưởng giống bà Nga. Đáng sợ hơn cả dã tâm thực dụng ấy là sự tàn nhẫn, lạnh băng của nhân tâm, của thân phận đàn bà với nhau. Hỏi sao bao đời cò kiếp vạc mãi còn dạt trôi trong mịt mù đêm đen…

"Chứng nhân”: Nỗi niềm của người thương binh

Ngày phát hành 14:15 | 29/8/2023

Lượt nghe: 234

Chiến tranh luôn có sự mất mát, hy sinh và gian khổ. Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ cứu nước cũng như chiến tranh biên giới bảo vệ tổ quốc, biết bao người con ưu tú của dân tộc đã chiến đấu anh dũng. Vì nhiều nguyên do khác nhau của chiến trường ác liệt mà khi hòa bình lập lại, có người chưa hưởng chính sách đền ơn đáp nghĩa của đất nước. Nhân vật Định chính là một trường hợp như vậy. Mới 16 tuổi Định đã khai 18 tuổi viết đơn tình nguyện nhập ngũ. Những trường hợp như Định không hề hiếm trong chiến tranh khi nhiều thế hệ thanh niên hòa chung không khí hào hùng sẵn sàng ra trận chiến đấu vì lý tưởng cao đẹp của đất nước. Nhưng chính vì khai sai tuổi khi nhập ngũ nên khi chiến tranh kết thúc, Định trở về cuộc sống đời thường đã gặp nhiều khó khăn trong việc làm giấy tờ hưởng quyền lợi thương bệnh binh. Gần 40 năm trôi qua, hàng chục vết thương vì bom đạn vẫn còn trên người Định. Những vết thương chiến tranh còn đó nhưng vì vấn đề giấy tờ mà Định vẫn chịu bao nỗi thiệt thòi. Vết thương trên cơ thể Định có lẽ không đau xót bằng nỗi đau trong lòng anh khi bị mọi người hiểu lầm, dè bỉu. Sau mấy chục năm mệt mỏi vì những giầy tờ, thủ tục thì có lẽ Định đã âm thầm cam chịu cuộc sống của mình. Những tâm tư tình cảm, nỗi niềm chua xót của người thương bệnh binh chịu nhiều thiệt thòi được tác giả thể hiện với nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau. Với những người lính từng chiến đấu trên chiến trường ác liệt, được chứng kiến sự hy sinh của đồng đội thì còn sống trở về quê nhà đã là một niềm hạnh phúc. Những day dứt trong lòng Định cũng như nhiều trường hợp như anh không phải quyền lợi mà là niềm kiêu hãnh, là niềm tự hào của người lính. Có lẽ với Định, anh thấy mình vẫn còn may mắn hơn Păn, người đồng đội hy sinh không còn dấu vết sau trận pháo kích của địch. Tấm lòng của người thương bệnh binh với đồng đội khiến chúng ta không khỏi cảm động. Tác giả lựa chọn đề tài thương bệnh binh để nhắc nhở chúng ta nhớ tới công ơn bao thế hệ cha ông đã hy sinh vì cuộc sống hòa bình hôm nay. (Lời bình của BTV Hoàng Hiệp)

"Chuyện tình Khau Vai" (buổi 3): Buồn thương thân phận phụ nữ

Ngày phát hành 0:0 | 15/11/2019

Lượt nghe: 1172

Phần tiếp theo của tiểu thuyết Chuyện tình Khau Vai bắt đầu đi sâu vào những diễn biến tâm lý của các nhân vật. Bà Liểng thì nhớ về những tháng ngày thiếu nữ của mình, bà cũng phải bước vào một cuộc hôn nhân không trọn vẹn tình yêu, bởi trái tim Tộc trưởng, trước đó vốn đã dành cho người khác. Nỗi buồn thương trong lòng bà suốt bao năm, giờ có nguy cơ chuyển sang cho Út, vì Út cũng giống như bà, chẳng thể nào có cơ hội quyết định cuộc hôn nhân của mình. Bây giờ Út chỉ còn biết chia sẻ những nỗi niềm với Lả Nhinh, bởi mọi bước đi của nàng đều có Cố Sầu bám sát, theo dõi...(Đọc truyện dài kỳ 16/11/2019)

"Đổi mẹ”: Tình yêu thương của người mẹ

Ngày phát hành 9:48 | 15/9/2022

Lượt nghe: 938

Cuộc sống muôn mầu nên số phận mỗi con người không ai giống ai. Nhân vật cô gái Thúy trong câu chuyện xinh xắn, hiền lành, tốt bụng, học hành tử tế tưởng rằng sẽ gặp được nhiều may mắn, hạnh phúc. Trớ trêu thay, cuộc đời Thúy chịu biết bao điều đau khổ. Chị yêu Vinh hết lòng, dù biết anh mang bệnh tật nhưng vẫn muốn đến với anh. Vì tình yêu với Vinh, Thúy đã hi sinh cả tình cảm gia đình để trở thành vợ của anh. Cô hết lòng chăm sóc, cùng anh vượt qua bệnh tật nhưng cuối cùng chồng cô vẫn ra đi để lại nỗi đau khôn nguôi. Bé Ong trở là kết quả tình yêu giữa hai người, là nguồn sống và hi vọng tương lai của Thúy. Nhưng một lần nữa cuộc đời thật bất công khi bé Ong bị bệnh tự kỉ, kém phát triển so với những đứa trẻ khác. Bé Ong không thể hòa nhập cùng các bạn, cùng cộng đồng. Tình thương yêu với bé Ong đã giúp Thúy vươt qua nỗi đau thể xác và tinh thần giúp con khỏe mạnh. Tình yêu thương của người mẹ đã giúp cô vượt qua chê trách của nhà chồng, vượt qua sự dè bỉu của xã hội. Truyện ngắn không có những mâu thuẫn, lừa lọc mà đi vào nỗi đau đớn trong nội tâm của một người phụ nữ gặp nhiều bất hạnh. Chồng bạo bệnh qua đời, con gái thì mắc bệnh tự kỉ, gia đình nghị kị chê trách. Biết bao uất ức, chua sót, đau đớn dồn lên đôi vai Thúy. Đau đơn nhất là nhìn thấy đứa con dễ thương lại có tinh thần không bình thường. Những cái tát của bé Ong vào mặt mẹ có lẽ không đau bằng nỗi đau trong lòng cô. Truyện ngắn khiến người đọc, người nghe cảm thương cho một số phận, một hoàn cảnh gặp nhiều vất vả. Nhưng chỉ những ai gặp hoàn cảnh như Thúy mới thấu hiểu hết nỗi đau của cô. Truyện ngắn giàu cảm xúc khiến không ít người nhận ra rằng mình còn hạnh phúc hơn nhiều người khác như Thúy (Lời bình của BTV Hoàng Hiệp)

"Mùa cói": Mùa của tình thân, tình yêu thương

Ngày phát hành 0:0 | 10/5/2019

Lượt nghe: 703

Hình ảnh Mùa cóimang tính biểu tượng, trở đi trở lại ám ảnh, vừa là tình yêu vừa là nỗi đau. Ở cái tuổi nhạy cảm, những buồn đau không rõ gọi tên. Mùa cói - Nơi nhân vật “tôi” dành trọn tình yêu thương, song cũng là nơi đã gây cho nhân vật nỗi đau cả tuổi thơ bé. Mùa cói đã cướp đi người bố , mùa cói đưa người đàn ông lạ chinh phục mẹ...(Đọc truyện đêm khuya phát 09/05/2019)

"Mùa gió ngang vai": Khắc khoải nỗi nhớ, niềm thương

Ngày phát hành 14:6 | 30/8/2023

Lượt nghe: 468

Ký ức tuổi thơ luôn là một hoài niệm đẹp trong nỗi nhớ của chúng ta. Cái thời hồn nhiên ngây thơ chẳng phải lo toan bất kỳ điều gì, rong chơi cùng lũ bạn từ sáng sớm đến lúc chiều tàn, rồi đêm trăng cùng nhau ngồi tán chuyện quên cả lối về...Ở truyện ngắn “Mùa gió ngang vai” mà chúng ta vừa nghe, với giọng văn giọng văn trong trẻo, tự nhiên, tác giả Lê Ngọc giúp người đọc người nghe cảm nhận được rõ nhất những mảnh ký ức thời tuổi thơ ở làng quê Bắc bộ. Những khung cảnh, âm thanh, màu sắc đều được hiện lên một cách chân thực nhất: “Nắng chiếu ngoài sân. Nắng rơi mái bếp. Tiếng chim hót lảnh lót, véo von trên hàng cau ông trồng vui vẻ hát mừng. Dưới chân giàn mướp xanh mướt lấp ló đôi chùm hoa vàng tươi mời gọi đàn ong mật…”. Hay: “Mùa hè nghiêng nghiêng trút nắng vàng oi ả từ đầu trưa tới cuối chiều. Và nhiều khi nhập nhoạng tối, người ta vẫn phe phẩy quạt nan thều thào than phiền: trời ơi, nóng quá! Ấy thế mà, mùa hè lúc nào cũng thật hấp dẫn đối với tụi trẻ con. Chúng háo hức chờ đợi những khoảng trời đỏ cháy hoa phượng, chờ tiếng ve rạo rực bên tai, chờ kỳ nghỉ dài thỏa thích chạy chơi…”. Những dòng văn nhẹ nhàng như một bài thơ, người đọc người nghe được tắm mát trong câu chữ thật an yên, thanh thản. Trong số lũ bạn quê, mùa hè thường gợi nhắc Dung nhớ tới những thứ đồ ăn dân dã như que kem, cái bánh rán, cốc chè thập cẩm…Nhưng nếu chỉ có thế tác phẩm mới dừng ở dạng tản văn diễn tả ký ức tuổi thơ gắn với mùa hè. Từ những món ăn dân giã, thôn quê ấy, cả một bầu trời ký ức tuổi thơ buồn vui gắn với hình bóng người bà thân thương hiện ra trong tâm trí Dung. Bà như sợi dây liên kết tinh thần giữa Dung với chị Minh, chị Liên và anh Hạnh. Khi sợi dây ấy bị đứt thì mối liên kết có nguy cơ bị lỏng lẻo… Với lối viết thong thả mà thấm thía, truyện ngắn “Mùa gió ngang vai” tựa như mảnh gương ký ức để khi soi mình vào đó, chúng ta chợt nhận ra những bóng hình thân thương, những món ăn bình dị, những kỷ niệm êm đềm rụng rơi theo năm tháng và cả những mất mát song hành cùng quá trình trưởng thành, lựa chọn. Vẫn biết rằng ai rồi cũng phải lớn lên, cuộc sống rồi cũng phải thay đổi, nhưng có nỗi nhớ nào mà không khắc khoải, có niềm thương nào không thổn thức con tim? Chúng ta không thể trở về nhưng có thể nâng niu, lưu giữ quá khứ, như một phương cách chữa lành sự nông nổi, nhạt nhòa của hiện tại.

"Ngàn cánh hạc": Học cách để yêu thương

Ngày phát hành 8:39 | 28/3/2023

Lượt nghe: 372

“Ngàn cánh hạc” có nội dung nhẹ nhàng nhưng sâu lắng, văn phong giản dị, tình tiết truyện chân thực đã chạm đến cảm xúc, rung động trong trái tim người đọc người nghe. Những nhân vật trong truyện: Phúc-nhân vật kể chuyện xưng “Tôi”, bố mẹ Phúc, Quân-anh trai và Bo-em trai Phúc, cô giáo Quỳnh đều là người tốt. Nhưng có lúc vì chưa hiểu nhau mà họ đã làm tổn thương nhau. Bản chất Phúc là đứa trẻ tình cảm, nhưng tình tính hiếu động thích trêu chọc, nghịch ngợm, có lần Phúc đánh nhau bị rách môi bố đã tức giận đánh cậu một trận thừa sống thiếu chết. Bị nhiều trận đòn khác nữa, Phúc trở nên chai lì, mặc cảm tự ti luôn nghĩ rằng mình là đồ bỏ đi, thế rồi nảy sinh tâm lý tiêu cực, chán nản. Đến trường cậu quậy phá, gây gổ đánh nhau, chán học, cúp tiết, lang thang…Càng như thế Phúc càng trở nên là đứa con hư trong mắt bố, tần suất những trận đòn lại dầy thêm. Còn Phúc thì cho rằng có lẽ bố không yêu thương mình. Hai cha con dần xa cách. Tất cả cũng từ việc họ chưa quan tâm đến nhau, chưa dành thời gian trò chuyện, chia sẻ, chưa thấu hiểu nhau. May thay, chính cô Quỳnh là người để ý đến những hành động, cử chỉ của cậu học trò nghịch ngợm. Cô quan tâm tìm hiểu, giúp đỡ Phúc trong việc học tập cũng như trong cuộc sống, khuyên nhủ điều hay lẽ phải khiến cậu nhận ra là lâu nay mình chưa quan tâm đến bố, đến những người bạn xung quanh. Cô còn lén đóng vai người bạn bí mật âm thầm gửi những lời động viên, phân tích đúng sai cho Phúc. Nghe lời khuyên của người bạn bí mật, Phúc đã quan tâm đến bố mình hơn. Chi tiết cậu mua ba điếu thuốc cho bố giản dị thôi nhưng đã nói lên điều ấy. Một bài học vỡ lòng mà mỗi người lớn cần phải học để biết cách yêu thương, quan tâm, sẻ chia với con trẻ, những tâm hồn non nớt cần được chở che và dìu dắt. “Cuộc sống này nếu không có tình yêu thương và sự trìu mến thì sẽ trở nên vô vị và bế tắc... Đó là cách chúng ta dìu nhau bước đi trong cuộc đời”, đây thực sự là một tuyên ngôn sâu sắc về tình yêu thương giữa con người với con người và thông điệp về bảo vệ và chăm sóc trẻ em mà tác giả Ngô Diệu Hằng muốn gửi gắm tới người đọc người nghe. Có một truyền thuyết kể rằng nếu ai gấp được một nghìn con hạc giấy thì sẽ có một điều ước và nó sẽ trở thành sự thật. Hạc giấy với số lượng một nghìn con dường như đem đến một tia hy vọng, sự tốt đẹp cho cuộc sống của người gấp ra chúng. Ở truyện ngắn này không chỉ điều ước của Phúc trở thành sự thật mà còn của nhiều người khác nữa: cô Quỳnh, bố Phúc…(Lời bình của BTV Vũ Hà)

"Người sót lại của rừng cười": Trân trọng và yêu thương người phụ nữ

Ngày phát hành 10:18 | 21/4/2022

Lượt nghe: 1552

Chiến tranh Việt Nam là đề tài thu hút nhiều thế hệ cầm bút, dù khi cuộc chiến đã đi qua nhiều năm. Người sót lại của rừng cười là truyện ngắn lấy bối cảnh cuộc kháng chiến chống Mỹ. Cả bốn cô gái canh gác kho quân nhu giữa đại ngàn Trường Sơn đều mắc căn bệnh mà khoa học gọi là Histeria, một thứ bệnh rối loạn thần kinh mất cân bằng tâm lý. Chỉ có Thảo, nhân vật nữ chính trong truyện là người duy nhất không mắc bệnh. Cô chỉ biết buồn tủi, xót thương cho các chị của mình. Và rồi cả 4 người con gái trong trắng ấy đều ngã xuống sau một trận đánh mà chưa một lần kịp yêu ai. Người duy nhất sót lại của rừng cười được trở về thành phố và vào học năm thứ nhất khoa Văn. Nhưng Thảo đã không còn vẻ đẹp căng tràn sức sống với mái tóc mượt dài chấm gót như ngày nào, thay vào đó là thân hình gày gò với mái tóc xơ xác. Thành, người yêu của Thảo ngày càng trở nên xa cách với cô dù đã chờ đợi ngày Thảo trở về và ra đón cô tại ga tàu. Thảo muốn giải phóng cho Thành nên đã nghĩ ra cách hàng ngày tự gửi thư cho mình để Thành nghĩ rằng Thảo đã có người yêu mới. Và rồi sự kiện Thành kết hôn với người con gái khác đã đẩy bi kịch của Thảo lên đỉnh điểm. Cô vượt qua được những tháng ngày gian khổ ác liệt ở Trường Sơn nhưng rồi lại mắc căn bệnh của chính những đồng đội ngày xưa ngay giữa thời bình. Chiến tranh tàn phá và lấy đi quá nhiều điều của con người, ngay cả một ước mơ bình dị nhỏ nhoi cũng không có được. Truyện ngắn của Võ Thị Hảo đặt ra một cách nhức nhối về số phận của những người phụ nữ trong chiến tranh và sau chiến tranh, mỗi thời là một bi kịch riêng. Thiên truyện ngắn đầy xúc động thêm một lần nữa là lời tố cáo đanh thép những tội ác của chiến tranh, đồng thời nhắc nhở mỗi con người đang sống phải biết trân trọng và yêu thương nhiều hơn những người phụ nữ đã hy sinh cả tuổi thanh xuân cho sự nghiệp bảo vệ tổ quốc. Không chỉ thế, họ còn tiếp tục những hy sinh lặng lẽ ngay trong cả thời bình.

"Phù sa": Mạch nguồn của tình yêu thương làng quê, con người

Ngày phát hành 0:0 | 9/7/2020

Lượt nghe: 1163

Giản dị mà tinh tế, từng câu chữ trong truyện cứ vậy mà khơi lên, gợi ra khí vị làng quê Kinh Bắc xưa với những nét văn hóa đặc trưng, về cái làng Hà làm gốm bên sông Cầu ngày ấy. Phong vị và cuộc sống làng quê thể hiện một cách kín đáo qua những nhân vật là người dân quê rất đỗi bình thường. Câu chuyện có gói có mở ba phận người là anh Nham, chị Đường, Hạnh Nguyễn gợi nhiều tình cảm cho người đọc, người nghe bởi chính họ đã bộc lộ tình yêu làng một cách thuần hậu, tinh khiết...

"Hàng rào" - Những tổn thương giấu kín

Ngày phát hành 14:27 | 24/3/2023

Lượt nghe: 294

Truyện ngắn “Hàng rào” của nhà văn Vũ Thị Huyền Trang là câu chuyện về gia đình Mai. Bố mẹ chia tay, ngăn cách bằng một hàng rào tre khiến cô bé Mai mỗi lần sang thăm bố đều bị xước hết người. “Hàng rào” vừa là một hình ảnh có thực, vừa là ẩn dụ về những vấn đề trong hôn nhân khiến người ta dần trở nên xa lạ với nhau. Những chuyện tưởng chừng như cỏn con, những vết xước nhỏ… lâu dần trở thành sự dồn nén, ức chế và bùng nổ, khiến người ta cay nghiệt, thậm chí tàn nhẫn với người mà mình đã từng hết lòng hết dạ yêu thương. Hoặc ở một góc nhìn khác, có lẽ vì đã từng yêu, từng kì vọng nên trong hôn nhân, khi mọi sự mơ mộng được gỡ xuống, chúng ta dễ thất vọng về nhau. Và nếu không được giải tỏa, đốm lửa nhỏ ấy hoàn toàn có thể làm tan vỡ một gia đình. Viết về phụ nữ hay viết về gia đình đều có thể coi là thế mạnh của nhà văn Vũ Thị Huyền Trang. Chính vì vậy, không ngạc nhiên khi mạch truyện được triển khai rất tốt: từ sự ngơ ngác của một cô bé Mai lúc tuổi còn nhỏ đến sự thấu hiểu của Mai khi ở tuổi trưởng thành. Ở “Hàng rào”, tác giả không viết về sự đổ vỡ của người vợ người chồng mà còn khắc họa chân thực và cảm động sự đổ vỡ, mất mát của đứa trẻ khi có một gia đình không toàn vẹn, kể cả khi xã hội đã có cái nhìn cởi mở hơn nhiều. Truyện đi đến một cái kết có hậu – một điều có thể hiếm hoi trong đời thực nhưng vẫn luôn đáng mơ ước dù là ở thế giới của truyện ngắn hay ở bên ngoài câu chữ. Bởi sau cùng, không lẽ gì chúng ta lại không mơ về một sự trọn vẹn, đủ đầy khi còn thương, còn yêu nhau rất nhiều? (Lời bình của BTV Nguyễn Hà)

"Hoa mía": Biểu tượng của tình yêu thương

Ngày phát hành 9:3 | 28/10/2022

Lượt nghe: 176

Trong văn chương đã có không ít truyện ngắn viết về chuyện tình yêu tay ba. Nhà văn Bùi Thị Như Lan, một lần nữa, lại hướng ngòi bút vào đề tài này: em gái yêu chồng của chị. Nhưng cái tình tay ba trong “Hoa mía” éo le trắc trở, nó khiến người ta cảm thông hơn là tức giận, phê phán. mang nhiều Seo Mỷ-cô em gái tật nguyền nhưng rạo rực, thanh xuân: “như bông hoa dại bị bỏ quên trong lũng núi”; khi thương thầm nhớ trộm anh rể thì “tim Seo Mỷ hổn hển đập khó nhọc”. Còn Seo Mây, người chị gái có tình thương lớn lao dành cho đứa em tật nguyền. Cô vừa là người cha, người mẹ, người chị, nhưng khi biết chuyện chồng và em gái có quan hệ với nhau, thì tâm trạng nhức nhối, quặn đau giữa yêu thương và thù hận. Người đọc người nghe đang băn khoăn lo lắng không biết tác giả sẽ xử lý mối quan hệ này như thế nào, thì Seo Mây vô tình bị rắn cắn chết. Từ đấy, Sùng Chứ sống trong dằn vặt của tội lỗi. Còn Seo Mỷ, do quá ân hận đã bỏ nhà ra đi. Biền biệt suốt mười bốn năm trời, không gian vùng mía Nặm Thàng như chìm trong bóng tối, một nỗi buồn u ám, thê lương đeo bám tưởng chừng không dứt nổi. Nhưng rồi mọi chuyện đã đổi khác khi nhân vật Sùng Choóng xuất hiện. Sùng Choóng, từ một đứa trẻ trở thành một chàng trai khôi ngô tuấn tú, cậu khuyên cha đón dì về để mẹ yên lòng nơi suối vàng và còn muốn cha sống khác. Sống khác! Chính là tạo ra một không gian khác. Một không gian lạc quan, sáng sủa, đổi mới thay vào không gian trĩu nặng, cũ kỹ trên mái nhà của những người vốn rất thương yêu nhau. Người đọc người nghe bỗng có một cảm tưởng thung lũng Nặm Thàng vốn âm thầm bao năm tháng như được bừng lên trong nắng. Nó cuốn con người ra khỏi cõi âm u, mặc cảm, ra khỏi nỗi đau mê sảng của kiếp người. Và đọng lại trong tâm trí người đọc người nghe chính là hình ảnh hoa mía ở phần kết truyện-biểu tượng cho những gì đẹp đẽ, lương thiện; cho sự sinh sôi nảy nở…

"Sai phạm cuối đời": Yêu thương và chia sẻ

Ngày phát hành 0:0 | 9/10/2020

Lượt nghe: 1508

Bùi Hiển từ trước 1945 đã nổi tiếng với những truyện ngắn mang đậm chất sinh hoạt đời thường. Ngòi bút của ông rất có sở trường với những miêu tả chân thực, sống động cuộc sống ở thôn quê. Cho đến truyện ngắn này, ta một lần nữa lại thấy được sự linh hoạt trong bút pháp của ông khi miêu tả cuộc sống của con người ở thành phố. Đặt tên truyện là "Sai phạm cuối đời", sai phạm mà thực ra không hẳn là sai phạm, theo chúng tôi, nhà văn Bùi Hiển muốn mang tới cho độc giả một sự sẻ chia để chúng ta biết đồng cảm và yêu thương nhiều hơn những con người vốn dĩ rất bình dị, chất phác và chân thành trong cuộc sống quanh ta mỗi ngày.

"Thông trên núi Sơn Viện": Thời gian chữa lành mọi vết thương

Ngày phát hành 8:48 | 9/4/2024

Lượt nghe: 212

Truyện ngắn Thông trên núi Sơn Viện của tác giả Lê Đình Trung là tiếng vọng từ quá khứ, sống dậy trong nhân vật kể chuyện xưng Tôi-người con gái mang tâm hồn vụn vỡ, ký ức là những mảnh ghép đau thương chắp vá, vì không đủ mạnh mẽ để đối diện, cô chọn cách trốn chạy đau buồn trong suốt mười năm mới trở lại thăm quê. Truyện lên án tư tưởng trọng nam khinh nữ, cái tư tưởng lỗi thời, lạc hậu nhưng vẫn còn bám rễ ăn sâu vào nết ăn lối nghĩ của không ít người nhà quê. Sự ám ảnh của tư tưởng ấy như ngọn lửa thiêu rụi đi lương tri, sự tỉnh táo cần có của một con người, khiến con người ấy đánh mất mình và làm tan vỡ hạnh phúc gia đình. May thay, sau tất cả những đớn đau, những biến cố, tình người là thứ còn lại duy nhất để xoa dịu, chữa lành những vết thương sâu hoắm, nhức buốt tưởng như khó có thể lành được. Thông trên núi Sơn Viện có nội dung nhẹ nhàng nhưng sâu lắng, văn phong giản dị, tình tiết truyện chân thực đã chạm đến cảm xúc, rung động trong trái tim người đọc người nghe.

"Trăm năm phấn thổ": Câu chuyện thước đo tiền tài và nhân nghĩa

Ngày phát hành 12:27 | 23/4/2024

Lượt nghe: 382

Truyện ngắn “Trăm năm phấn thổ” mang đặc trưng văn phong ngòi bút của Trần Huyền Trang, một tác giả xuất hiện thường xuyên trên chuyên trang văn nghệ của nhiều tờ báo tên tuổi. Bằng lối viết tự sự, giàu hình ảnh, tác giả đã kể câu chuyện tâm sự của nhân vật Tân - một người con trong gia đình có người cha bỏ vợ con để chạy theo cuộc sống phù hoa. Cuộc đời Tân thêm một lần nữa hứng chịu nỗi đau khi người con gái anh thương vì ham giàu sang mà bội ước. Thế nhưng, từ đầu đến cuối truyện, nhân vật Tân không một lời trách cứ. Truyện nhẹ nhàng, miên man theo dòng cảm xúc mà ngưng đọng, thấm thía. Phải hứng chịu những nỗi đau, những vết thương sâu, cuối cùng cuộc đời Tân cũng được trổ hoa hạnh phúc. Truyện kết thúc với câu ca của người xưa: “Tiền tài như phấn thổ/ Nhân nghĩa tợ thiên kim…” – Chạy theo bạc tiền rồi một ngày cũng nhận ra vật chất như bụi đất, chỉ nghĩa tình giữa con người với nhau là đáng quý trọng, bền bỉ qua thời gian….

"Trở lại Nongchan”: Tình đồng đội thân thương

Ngày phát hành 9:15 | 15/8/2023

Lượt nghe: 731

Thảm họa diệt chủng tại Campuchia xuất hiện sau năm 1975 đã giết hại hơn 2 triệu người dân Campuchia. Không chỉ mất nhân tính khi giết hại chính đồng bào của mình, chế độ Polpot leng Sary còn xâm phạm chủ quyền lãnh thổ Việt Nam, gây ra nhiều tội ác với người dân vùng biên giới Tây Nam nước ta. Ngay phần đầu truyên ngắn, qua lời kể lại của nhân vật Út Liên, một người phụ nữ sinh sống ở ngoại ô Phnom Pênh, chúng ta thấy được phần nào tội ác của chế đô diệt chủng Polpot với người dân Việt Nam và Campuchia. Để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, bảo vệ cuộc sống bình yên nơi vùng biên cũng như giúp đỡ người dân Campuchia, hàng vạn thanh niên ưu tú của đất nước đã nhiệt huyết lên đường chiến đấu. Nhân vật tôi cũng như người đồng đội, người bạn tên là Ngọ cũng hòa vào không khí hào hùng của đất nước. Dù Ngọ thuộc dạng miễn nghĩa vụ quân sự vì là con trai độc nhất của liệt sĩ nhưng anh vẫn quyết tâm lên đường thực hiện nghĩa vụ cao cả. Hình ảnh người cha đã hi sinh, người thầy giáo thương binh rồi hai người lính trẻ bịn dịn chia tay người thân lên đường nhập ngũ tô điểm truyền thống hào hùng dựng nước và giữ nước của người dân đất Việt. Nhiều chi tiết tạo điểm nhấn khiến người đọc, người nghe không khỏi thổn thức như hình ảnh người mẹ gạt nước mắt tiễn con trai duy nhất lên đường nhập ngũ, cuộc chiến khốc liệt giữa quân giải phóng Việt Nam và quân PolPot trên mảnh đất Campuchia hay sự hi sinh của Ngọ để lại biết bao ân hận trong lòng nhân vật tôi. Từng trang viết dường như thấm đẫm cảm xúc của tác giả, thấm đẫm máu và nước mắt của những lính và người thân của họ trong cuộc chiến biên giới Tây Nam. Lần trở lại Nongchan của nhân vật tôi để giải quyết những tiếc nuối trong lòng về cái chết của người đồng đội. Sau mấy chục năm, những người lính nằm xuống trên chiến trường vẫn để lại biết bao tiếc thương với đồng đội và người thân. Các anh đã anh dũng hi sinh để đất nước có ngày hòa bình, tươi đẹp hôm nay. (Lời bình của BTV Hoàng Hiệp)

"Từ giờ thứ sáu đến giờ thứ chín" (buổi 17): Cơ hội gặp lại người thương

Ngày phát hành 8:58 | 9/4/2024

Lượt nghe: 254

Trong một lần Diễm cùng với Thành tới thăm mộ của anh hai Trần Văn Tâm thì họ đã gặp Hùng Hippie và Hoàng Phong. Cuộc gặp này đã giúp Diễm biết được đôi chút tin tức về Sơn, rằng anh ấy đã tham gia vào lực lượng quân Giải phóng ở tỉnh Tây Ninh. Nhưng Diễm đâu biết rằng đây chỉ là một phần kế hoạch đã được Sơn và Ba Em thực hiện nhằm giúp hai người nhanh chóng có cơ hội quay trở lại thành phố. Sau hai tháng Sơn gặp Hùng ở Tây Ninh, thì trong một lần bị quân địch càn quét, Sơn đã bị mất liên lạc với Ba Em khi hai người đang ẩn lấp trong rừng. Nhờ già làng Điểu Hạp cùng dân làng sinh sống ở Sóc Bưng Sê giúp đỡ, nên Sơn đã thuận lợi trở lại thành phố. Hiện anh đang ở trên căn gác của nhà bà Mười, cách nhà của Diễm vài trăm bước chân. Tại sao cơ hội thuận lợi như vậy mà Sơn lại chưa đến gặp Diễm? Bây giờ qua giọng đọc của NSUT Việt Hùng, mời quý vị và các bạn theo dõi những trang tiếp tiểu thuyết “Từ giờ thứ sáu đến giờ thứ chín” của nhà văn Nguyễn Một.

"Vân tay mắt Phật" (P.2): Thương nhớ đồng quê

Ngày phát hành 16:27 | 3/6/2021

Lượt nghe: 534

Không khó để thấy hình bóng làng quê trong truyện ngắn “Vân tay mắt Phật” của nhà văn Trần Nhã Thụy. Làng quê trong mắt nhân vật “tôi” có phần xa lạ. Anh đã rời quê lên phố đủ lâu để thấy ngạc nhiên khi quê bây giờ cũng ngồi nhà bấm điện thoại, gọi ship tới tận cửa, cũng facebook, zalo… chả kém thị thành. Anh chỉ còn thấy gần gũi với kí ức về làng – điều được gắn kết nhờ người thân, bạn bè và một mối tình câm. Cái tam giác muôn đời, một lần nữa, xuất hiện trong mối quan hệ ba người “tôi”, Phước và Văn. Có điều, sau khi Phước qua đời, cả “tôi” và Văn dường như không ngừng hoài nghi rằng mình chẳng phải là người được yêu. Trong mạch kể chuyện pha trộn giữa quá khứ và hiện tại, có thể “Vân tay mắt Phật” có nhiều hơn một câu chuyện. Chuyện tình ba người với nhiều éo le là một nhẽ. Nhưng rộng hơn, đó là câu chuyện về nông thôn, về người nhà quê tồn tại trong mỗi nhân vật, trong cả chúng ta: khi ta mơ về một cái sân vườn thoáng rộng, khi ta thấy ngột ngạt trong những khoảng không chật hẹp, và giấc mơ của ta vẫn còn mang mùi đất. Nó cũng là câu chuyện về sự mất mát, của cả bối cảnh lẫn con người khi tất cả chẳng thế nào như xưa. Và không phải cái mới, cái hiện đại, cái tân thời nào cũng đồng nghĩ với những điều tử tế, thiện lương. Mở ra bằng một nhan đề giàu sức gợi, “Vân tay mắt Phật” cũng có một đoạn kết ấn tượng không kém, đủ để người đọc, người nghe giật mình thảng thốt, tự xem ngón cái bàn tay mình có “hiển lộ hình mắt Phật đẹp đẽ” hay không? (Lời bình của BTV Nguyễn Hà)

"Vọng khúc tương tư": Vọng khúc thương

Ngày phát hành 8:34 | 5/9/2023

Lượt nghe: 1294

“Vọng khúc tương tư” là một truyện ngắn của Tống Phước Bảo có dáng dấp “bi kịch lạc quan” như thế. Bối cảnh câu chuyện là một miền quê sông nước Tây Nam Bộ. Nhân vật không nhiều, gói gọn trong bốn nhân vật chính với hai câu chuyện tình: một trẻ trung chớm nở và một lỡ làng, muộn màng nhưng đều giống nhau ở một điều: đã thương thì thương hết mình, hết lòng hết dạ, thương mà không cần nói, chỉ mong ngóng cho người mình thương được những điều tốt lành. Và vì nỗi niềm thương ấy mà những nhân vật đã gắn bó cuộc đời với nhau, sống vì nhau. Trong tiếng miền Nam ngày trước và cho đến tận bây giờ, thương tức là yêu. Mà thậm chí thương còn có nghĩa rộng hơn cả yêu với nhiều sắc thái tình cảm khác nhau, nhiều đối tượng khác nhau. Nghe chữ thương thấy có cả nghĩa, cả tình đằm thắm trong đó. Còn yêu thì… chưa chắc. Miền Bắc thì phân biệt thương và yêu rất rõ ràng. Tình thương khác với tình yêu. Nhưng miền Nam thì không phải thế. Người miền Nam không sử dụng từ “yêu”, mà sử dụng từ “thương”, bởi vì thương là thương nhớ miên man, là lo toan chăm bẵm, là yêu thương từ trong sâu thẳm mà không cần nói ra. Thương ở đây là vượt lên trên tình yêu nam nữ thông thường. Vì thương đứa trẻ bị bỏ rơi nên tía của Song Lang mới “thương phận mà đem về dung dưỡng. Nghèo khổ giăng tứ bề với cái nghề xướng ca rày đây mai đó của tía, vẫn nguyện lòng bảo bọc nó đến tận bây giờ.” Và cũng vì thương tía nên Song Lang giấu đi giấy báo trúng tuyển đại học.Vì thương tía nên Song Lang nhìn cô bạn thanh mai trúc mã Út Thà vào đại học với niềm mong ngóng. Như tiếng đờn của tía Song Lang vọng xuống một nhịp buồn, đánh rớt trái tim con người, sự âm thầm hy sinh cho nhau của những phận người khiến cho người đọc cũng khắc khoải theo từng con chữ của nhà văn. Cô Tư Lành thiếu phụ xế bóng vẫn âm thầm mang trọn chữ thương với tía của Song Lang mà chẳng dám mong chờ ngày duyên phận thôi dang dở, bởi ngày xưa thì đã quá xa. Nhưng “nếu đã là thương, thì trọn cuộc đời cũng cứ thương. Giờ xế bóng heo may chạm tuổi đời, hổng lẽ để tiếng đờn mãi thắt thẻo bên kia sông. Còn bên này sông, lại thêm một người dằn vặt những xa xót. Ai cũng chỉ có duy nhất một cuộc đời này, để sống và để thương.” Vậy nên những phận đời buồn trong truyện ngắn “Vọng khúc tương tư” đã vì thương mà âm thầm hy sinh, lo lắng cho đời nhau, nhưng cũng vì thương mà đã bước qua những ngập ngừng e ngại, những băn khoăn tình cảm, khúc mắc ngại ngần để đến được với nhau. Một truyện ngắn mở đầu bằng một quyết định buồn của nhân vật, tưởng sẽ là bi kịch nhưng cuối cùng lại là “bi kịch lạc quan” và người đọc khi xem xong những dòng chữ cuối cùng, sẽ thở phào nhẹ nhõm, sẽ thấy rằng cuộc đời tuy buồn, nhưng không buồn nhiều đến thế, rằng cuộc đời vẫn còn có những điều đáng sống, những hy sinh rồi sẽ được đáp đền, tình thương sẽ gặp gỡ tình thương. Bằng giọng văn đặc sệt những phương ngữ đặc thù của miền Tây Nam Bộ, bằng câu chữ được kể theo một cách chậm rãi, rề rà rất miền Tây, bằng những chi tiết đặc thù của miền sông nước như tiếng đờn cò, dề lục bình trôi dạt trên sông, mớ bông điên điển vàng hươm, mớ tép đồng, rặng bần… “Vọng khúc tương tư” của nhà văn Tống Phước Bảo là một truyện ngắn đầy ắp niềm thương, khiến cho độc giả cũng nao lòng, chơi vơi theo tâm trạng của nhân vật, để rồi gật gù tán thưởng với cách kết thúc truyện đậm chất tình của người miền Tây. Một truyện ngắn thành công là một truyện ngắn gợi được cảm xúc và “Vọng khúc tương tư” đã thật sự trở thành “Vọng khúc thương” trong lòng độc giả. (Lời bình của BTV Vân Khánh)

“Chuyện hai người thượng sĩ”: Cuộc sống, tình yêu của người lính trẻ

“Chuyện hai người thượng sĩ”: Cuộc sống, tình yêu của người lính trẻ

Ngày phát hành 15:16 | 13/12/2022

Lượt nghe: 231

Truyện ngắn về tình yêu của hai người lính trẻ trong thời bình. Đề tài người lính không chỉ có hi sinh, vất vả mà còn có cả những lung linh sắc thái tình yêu. Thượng sĩ Việt và Bích Hà biết đến nhau khi cùng tham gia huấn luyện. Việt không cam lòng khi thấy mình thua kém mọi mặt Bích Hà. Sau đợt huấn luyện, hai người cùng được điều về đơn vị vô tuyến điện, học tập kĩ thuật truyền tin vô tuyến. Với lòng hiếu thắng của tuổi trẻ, Việt cố gắn ganh đua với Bích Hà nhưng cuối cùng phải công nhận cô ấy thật xuất sắc. Hình ảnh cô thượng sĩ xinh xắn, học giỏi ghi dấu ấn với Việt lúc nào mà anh không biết. Chỉ đến khi cô em gái tên Thủy gặng hỏi thì anh mới chợt nhận ra Bích Hà có một vị trí đặc biệt trong lòng mình. Và như một cái duyên đưa đẩy, Việt và Bích Hà được phân công đi thực tập tại Bình Định. Mấy tháng trời học tập, rèn luyện bên nhau như nước chảy thành sông giúp hai bạn trẻ nảy sinh tình cảm. Truyện ngắn viết về cuộc sống người lính thời bình với giọng văn tươi trẻ, giản dị và đôi chút hóm hỉnh. Tuy đất nước không còn chiến tranh nhưng người lính trẻ vẫn sẵn sàng chiến đấu, miệt mài trên thao trường, học tập những tri thức hiện đại để đáp ứng nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc. Trong công tác an ninh mạng, đánh chặn các thông tin chống phá đất nước đòi hỏi ngươi lính trẻ như Việt, Bích Hà trang bị cho mình những kĩ năng, kiến thức hiện đại như tin học, ngoại ngữ. Qua cuộc sống thường ngày cũng như rèn luyện học tập của Việt và Bích Hà, chúng ta thấy hiện lên hình ảnh người lính hôm nay đầy sức sống, có hoài bão và lòng yêu đất nước. Tuy chiến tranh đã rời xa gần nửa thế kỉ nhưng hình ảnh hậu quả của chiến tranh vẫn còn đâu đó trong cuộc sống đời thường. Như cậu của Việt đã mất bàn tay trái trong chiến tranh biên giới phía Bắc, hay nhỏ Hường nhiễm chất độc da cam. Đất nước ta có lịch sử hào hùng dựng nước và giữ nước. Tinh thần được thể hiện trong nếp sống thường ngày, trong đời sống văn hóa và tinh thần của người dân. Những làng nghề thượng võ đất An Nhơn, Bình Định mà Việt và Bích Hà ghé thăm phần nào thể hiện được tinh thần yêu nước, chống giặc ngoại xâm sống mãi trong nhân dân. Câu chuyện tình yêu của hai người thượng sĩ không có những tình tiết li kì, những xúc cảm mạnh mẽ mà nó dung dị, chân thành, tự nhiên gợi cảm giác yêu thích nhẹ nhàng cho người đọc, người nghe.

"Tiền thưởng": Phẩm giá cao đẹp của con người

Ngày phát hành 11:22 | 24/4/2023

Lượt nghe: 437

Trong câu chuyện chúng ta vừa nghe, bắt đầu từ biến cố Vi Tùng Ngân giết Đường Khắc vì quá uất ức và bị cảnh sát truy nã, treo thưởng với số tiền lên tới mười vạn tệ, tác giả dành phần lớn dung lượng của truyện để nói về cuộc trao đổi, trò chuyện giữa hai người bạn: Vi Tùng Ngân và Hoàng Thân Chương. Vi Tùng Ngân thì muốn đền ơn người bạn của mình đã từng cứu anh thoát khỏi tai nạn năm xưa, Hoàng Thân Chương thì một mực thà chết chứ không trình báo bạn với công an để lĩnh tiền thưởng. Cuối cùng, nhờ sự cố tình sắp đặt của Vi Tùng Ngân mà cảnh sát đã tìm đến giải Ngân đi và dứt khoát trao số tiền thưởng cho Chương. Đứng về phía Ngân, khi bị cảnh sát tìm đến và áp giải đi, hẳn trong lòng anh cảm thấy nhẹ nhàng thanh thản vì đã đền ơn được cho người bạn từng giúp đỡ mình. Nhưng Ngân sẽ không thể lường được hành động của Chương sau đó, khi Chương quyết định chia hết số tiền thưởng mười vạn tệ cho tất cả các hộ trong thôn của mình. Thế mới biết, phẩm giá con người không dễ gì đánh đổi được bằng những cám dỗ vật chất, cho dù giá trị vật chất ấy có lớn đến bao nhiêu chăng nữa. Vi Tùng Ngân tự chọn lấy một quyết định giúp cho bản thân được thanh thản thì Hoàng Thân Chương cũng tự chọn lấy một quyết định hợp với lòng mình nhất, tấm lòng đối với bạn của anh trước sau không thay đổi, dù khi anh mạnh khỏe hay tàn phế, dù người bạn của mình đang sống thuận lợi hay gặp cảnh sa cơ. Truyện ngắn Tiền thưởng của Phàm Nhất Bình, vì thế có thể coi là một bản tụng ca tình bạn cũng như phẩm giá cao đẹp, không màng danh lợi của những con người chân chính. (Lời bình của BTV Đỗ Anh Vũ)

“Gà nước tìm nhau”: Nỗi nhớ thương đầy vơi

“Gà nước tìm nhau”: Nỗi nhớ thương đầy vơi

Ngày phát hành 9:44 | 1/7/2022

Lượt nghe: 760

“Gà nước tìm nhau” của tác giả Bảo Thương kể với độc giả câu chuyện về ký ức chiến tranh vùng Nam Trung bộ với những chi tiết khốc liệt và những cuộc đời, những thân phận phụ nữ đáng thương. Nhân vật tôi – một người lính cộng sản nằm vùng đã chứng kiến cuộc sống của người dân ở đây. Anh trở thành con nuôi của má, một người phụ nữ kham khổ, một mình nuôi cô con gái tên Liên. Những lát cắt quá khứ, hiện tại đan xen khiến câu chuyện thêm phần hấp dẫn qua lòi kể của nhân vật chính. Sau cuộc chiến, má đi Mỹ theo người nhà nhưng được một thời gian, má lại về quê. Má không thể rời xa mảnh vườn, không thể rởi bỏ quê hương. Liên – con gái má sau những năm tháng dạy học, đã chọn chùa làm nơi cô nương tựa cửa Phật, sống lặng lẽ đến cuối đời. Câu chuyện gợi nỗi cảm thương bởi sự lặng lẽ, đơn chiếc, buồn buồn. Hình ảnh sân chùa vắng vẻ, tiếng chuông gõ mõ đều đều, Liên ngồi lặng trong bóng chiều…gợi nhiều niềm thương cảm về kiếp sống lặng lẽ, cô đơn. Mảnh đất ấy đã trở thành máu thịt của nhân vật tôi bởi cái tình người sâu đậm, chất phác, keo sơn, Làm sao anh không quay về khi một phần đời anh đã ở đó, hình ảnh má, Liên …luôn lẩn khuất trong tâm trí “Má định bảo, lần sau hè, đường xá xa xôi, thì thôi con không phải trở vào nữa, cái Liên nó đã lên chùa, chỉ còn má, về làm chi. Má nghĩ, anh về là vì Liên, nhưng má đâu biết, vùng đất này, mảnh vườn kia, cả tiếng cầu siêu đã ăn sâu vào hồn anh, đã bén rễ vào tim anh, để đi, dù cả nửa vòng trái đất, anh vẫn phải trở về. Bố mẹ anh ngoài Bắc mất từ lâu, căn nhà gỗ nhường cho người bác làm gian thờ. Một phần đời anh ở đó, nửa đời còn lại xuôi ngược muôn phương, có cả mảnh đất này giữ dấu chân, sao anh không trở về?”. Nỗi day dứt, thương nhớ về miền quê ấy và những người đàn bà lam lũ, hiền lành, với quá khứ đau thương bởi chiến tranh nhưng cũng ắp đầy tình nghĩa đã làm cho câu chuyện cảm động, chân thực, gợi nhiều suy nghĩ cho bạn đọc hôm nay…(Lời bình của BTV Vân Khánh)

“Giải cống hiến trọn đời": Một góc nhìn khác về giải thưởng

“Giải cống hiến trọn đời

Ngày phát hành 0:0 | 11/3/2019

Lượt nghe: 749

Truyện ngắn được viết với giọng văn chất phác pha chút hóm hỉnh dễ thương. Đan xen giữa chuyện bếp núc của việc sáng tác là tình cảm ấm áp của hai cha con, của những người đồng chí, đồng đội. Truyện ngắn là sự tự giễu và giễu nhại nhẹ nhàng hiện tượng ham danh, xin danh, xin giải thưởng của không ít người trong cuộc sống...(Đọc truyện đêm khuya phát 11/3/2019)

“Gương cầu”: Buồn thương thân phận người phụ nữ vùng cao

“Gương cầu”: Buồn thương thân phận người phụ nữ vùng cao

Ngày phát hành 14:56 | 19/8/2021

Lượt nghe: 845

Truyện ngắn “Gương cầu” cho chúng ta cảm nhận về số phận của người phụ nữ vùng cao, nỗi dày vò, ám ảnh, tận cùng nỗi đau đã được tác giả khắc họa bằng nhiều chi tiết chân thực.Trong cái mạch cảm xúc về phụ nữ vùng cao, tác giả thể hiện đậm nét số phận nhân vật, nó như lời một bài hát buồn thương rót trong tâm khảm tác giả và người đọc, người nghe. Đó là những người phụ nữ mà tác giả gặp cùng đồng đội ở đồn biên phòng tiếp nhận từ lực lượng công an nước bạn, sau những tháng ngày các cô gái ấy tủi nhục, ê chề, trôi lạc trên đất người. Truyện kể về nhân vật Vì, cô gái dân tộc Mông, vì muốn đổi thay số phận mà lầm lạc, không thể nào thoát khỏi vòng xoáy của sự ê chề. Mối tình dang dở với người yêu cô là Lùng khiến cho chúng ta càng xót thương hơn, họ đã không thể nào có được hạnh phúc, Lùng không thể giữ dược người mình yêu. Chi tiết anh đi tìm cô và bị đánh đập, chứng kiến cuộc sống hiện tại của Vì, Lùng càng cay đắng. Cuối cùng, anh tìm đến cái chết để quên hết nỗi đau khổ ấy. Một kết cục buồn thương về kiếp người nhưng đôi khi đó là sự thực ở đời. Tác giả từng chia sẻ rằng, khi viết về nỗi đau của nhân vật, tôi không thể viết khác được, đành rằng muốn số phận họ phải khác đi, tươi sáng hơn nhưng sự thực bao giờ cũng đau khổ như thế. Cảm nhận diễn biến tâm lý nhân vật qua những lát cắt khi Vì nhớ về quãng thời gian đã quan, đi qua bảy tấm gương cầu ở những khúc quanh từ nhà đến chợ, những nơi Vì và Lùng từng hẹn hò, Vì càng thấy chua xót cho đời mình và người mình yêu. Người đọc, người nghe càng thấy thương hơn số phận người đàn bà vùng cao, họ không thể có được cuộc sống hạnh phúc khi những hủ tục khắc nghiệt vẫn còn. Vì thế mà Vì tự thoát ra cuộc sống nghèo khổ ấy thì vướng vào vòng đời dơ bẩn. Làm sao để quên, để thanh tẩy những nhơ nhớp, ê chề? Cái kết trong truyện quá đớn đau, nhưng đôi khi nó là sự thật ở đời, đầy ám ảnh…(Lời bình của BTV Vân Khánh)

“Lá thư nhầm địa chỉ”: Tình yêu còn mãi

“Lá thư nhầm địa chỉ”: Tình yêu còn mãi

Ngày phát hành 9:3 | 30/9/2022

Lượt nghe: 519

Thời nữ sinh ai mà chả có một mối tình, chỉ là mối tình đó có đủ sức nặng để xuyên suốt thời gian và không gian hay không. Có mối tình thoáng qua, nhưng cũng có mối tình thì lại rất sâu sắc và theo chúng ta đi suốt cuộc đời. Chương trình Đọc truyện đêm khuya hôm nay, chúng ta cùng đến với một mối tình như thế qua truyện ngắn “Lá thư nhầm địa chỉ” của nhà văn Hiệu Constant

“Mom my” (P2): Tình yêu thương

“Mom my” (P2): Tình yêu thương

Ngày phát hành 10:45 | 26/4/2024

Lượt nghe: 7

Các bạn thân mến, truyện ngắn lôi cuốn người đọc, người nghe không chỉ bởi cách kể chân thực, sinh động mà còn bởi tác giả biết đưa ra những tình huống, nút thắt. Trên chiến trường khốc liệt, xác lính Mỹ bị chết còn nằm ngổn ngang, nhân vật tôi không cho Steve Brao một viên đạn mà lại cứu giúp anh ta. Nhưng sau khi cùng đồng đội là Định đưa Steve Brao về hầm trú ẩn, nhân vật tôi lại gặp phải tình huống khó xử. Để Steve Brao trong hầm cũng không ổn, mà bỏ vị trí chiến đấu để đưa người bị thương đi cứu chữa cũng không được. Cuối cùng nhân vật tôi và Định đành đưa Steve Brao tới một bãi đất trống để chờ trực thăng Mỹ tới cứu viện. Lúc bình thường thì họ phải ẩn nấp kĩ sao cho kẻ địch không phát hiện mà giờ phải làm sao khiến trực thăng dễ nhìn thấy Steve Brao. Người lính Mỹ được trực thăng cứu hộ đưa đi, nhân vật tôi tiếp tục cuộc chiến đấu của mình. Chiến tranh kết thúc, anh trở về quê hương, thời khắc gặp lại mẹ nhân vật tôi buột miệng gọi Mom my. Điều đó chứng tỏ câu gọi mẹ của người lính Mỹ quá ấn tượng trong cuộc đời lính chiến của anh. Sau này anh có dịp qua nước Mỹ và nghẹn ngào xúc động khi biết Seven Brao đã chết trong chiến tranh. Truyện ngắn giàu cảm xúc và cuốn hút người đọc, người nghe. Bên cạnh trường đoạn miêu tả sinh động, chân thực là những câu thoại tếu táo của người lính. Nhiều chi tiết nhỏ mà chỉ những người lính trực tiếp chiến đấu trên chiến trường mới biết. Chi tiết nhân vật cứu giúp Steve Brao hay việc anh không bắn hạ chiếc trực thăng cứu thương thể hiện tính cách cao đẹp của người lính Cách mạng. Trên chiến trường họ có thể chiến đấu với kẻ địch tới viên đạn cuối cùng, giọt máu cuối cùng nhưng với thương binh thì cũng rất nhân đạo. Thời gian gần nửa thế kỷ là quãng lùi để chúng ta nhìn nhận chiến tranh với góc độ đa dạng và có chiều sâu hơn. Mỗi người lính trên chiến trường dù ở bên chiến tuyến nào đều có một người mẹ, một nơi yêu thương để hướng về.

“Một khúc sông sâu”: Vết thương lòng chẳng bao giờ lành

“Một khúc sông sâu”: Vết thương lòng chẳng bao giờ lành

Ngày phát hành 15:28 | 26/7/2021

Lượt nghe: 902

Câu chuyện kể về tình yêu ngang trái của người lính qua lời kể của người em trai cho con trai thật ám ảnh và day dứt. Còn gì đau đớn hơn khi người đàn ông đang ôm súng ngoài chiến trường thì biết vợ mình ở nhà tằng tịu với người đàn ông khác. Đau đớn hơn nữa là người phụ nữ ấy kiên quyết chạy theo những mê lầm dục vọng một cách công khai trắng trợn. Vì lý do gì mà người đàn ông ấy lại tha thứ cho vợ hết lần này đến lần khác. Để giữ một gia đình cho con? Hay vì hoàn cảnh xuất thân không thể có hai chữ ly hôn trong lý lịch. Hay vì yêu, vì sự nhẫn nhịn bao dung của một người lính? Câu trả lời lại nằm cả ở sự im lặng triền miên của người đàn ông này. Một sự im lặng đau đớn để các con trưởng thành. Bây giờ người lính ấy đã già. Chỉ còn lại những tiếng thở dài hắt ra tội nghiệp từ hai phía. Người lính ấy đau nỗi đau của riêng ông. Người phụ nữ đi qua bao sai lầm cũng đã biết ân hận. Nhưng nỗi ân hận muộn màng quá. Khi nỗi đau kia đã thành sẹo mất rồi. Câu chuyện khoan xoáy vào quá khứ, vào sự bội bạc mà rốt cuộc, phải nhờ đến sức tàn rữa của thời gian thì người ta mới có thể đi qua khúc sông sâu của đời mình, nguôi ngoai, không còn oán hận, đau buồn, bằng lòng với tuổi già và chờ đợi cái điều ắt rồi sẽ tới: cái chết.“Đến một lúc nào đó, ngay cả sự rõ ràng người ta cũng không để tâm nữa thì còn sá gì đau đớn. Và nỗi niềm kia đã hóa thạch mất rồi”. Câu cảm thán của người lính cứ ám ảnh, day dứt mãi, một vết thương lòng chẳng bao giờ lành…(Lời bình của BTV Vân Khánh)

“Ngọt như gió Tết”: Tìm về yêu thương

“Ngọt như gió Tết”: Tìm về yêu thương

Ngày phát hành 16:3 | 2/2/2024

Lượt nghe: 1354

Phù sa châu thổ miệt chín nhánh sông ám gợi bao trùm câu chuyện, vẽ lên thân phận nhân vật và lắng xuống thành nỗi niềm buồn thương da diết. Tuy vậy không hề bi lụy hoặc nặng nề mà ở đó, phía sau những thắt thẻo ruột gan, người đọc người nghe luôn thấy thứ ánh sáng ấm áp tình người và một năng lượng sống tích cực được truyền tải mạnh mẽ trong câu chữ. Trong truyện ngắn “Ngọt như gió Tết”, Tống Phước Bảo khéo léo đem bản vọng cổ với hành trình của một anh nghệ sĩ từ con sông Cố Giang lan xa đến tận nước ngoài. Cả một vùng sông nước Cửu Long hiện lên bàn bạc qua lời kể của đứa cháu. Góc nhìn của người trẻ hiện nay với những thế hệ đi trước thông qua cuộc sống, cách sống và lựa chọn hạnh phúc của cuộc đời. Chuyện của ngoại, chuyện của cậu, chuyện của dì hay của ba má được nhân vật thể hiện thông qua những sự phân tích tâm lý cực kì dạt dào cảm xúc. Chuyện cũ nhưng luôn đong đầy trong tâm thức người trẻ một nỗi thao thiết giữa thời đại. Hạnh phúc là gì khi chúng ta lớn lên và rời xa nguồn cội của chính mình? Đi là để trở về, là để thấu hiểu và thêm thương cho những mùa sum vầy thiếu vắng. Chọn thời điểm là Tết để kể một câu chuyện gia đình, nhưng lồng vào đó là một thông điệp về sự đoàn viên như một truyền thống của dân tộc mỗi độ xuân về năm hết. Lấy câu vọng cổ để nhắc nhớ những đứa con Việt dù đi bất cứ nơi nào chỉ cần nằm nghe câu xề rớt xuống là lòng dạ chợt bời bời nhớ quê. Còn nhớ quê hương nguồn cội có nghĩa là trái tim mình vẫn còn nhịp đập cho ngày về. Về để thấy nơi nào cũng chỉ là để ở, chỉ có quê là nơi phải về. Cái tinh tế của Tống Phước Bảo là giọng văn mượt mà như một dòng sông uốn lượn men theo kí ức vỗ lòng người đọc, người nghe. Cứ vậy mà câu chữ của Tống Phước Bảo dẫn dắt chúng ta lang thang từ kí ức đến hiện tại. Câu vọng cổ nối liền hai miền thời gian và rơi đúng mùa Tết. Kết truyện bằng một câu vọng cổ, hệt như người nghệ sĩ xuống xề và người nghe vỗ tay rần rần bên dưới. Hẳn là người đọc, người nghe thưởng thức xong truyện chợt mỉm cười bởi Tết đã nở trong lòng mình tự bao giờ….(Lời bình của BTV Vân Khánh)

“Tiếng đàn thương nhớ": Gửi gắm tâm tư người lính trẻ

“Tiếng đàn thương nhớ

Ngày phát hành 14:46 | 26/3/2024

Lượt nghe: 441

Quý vị và các bạn thân mến, truyện ngắn đưa người đọc, người nghe trở về không khí hào hùng của đất nước trong giai đoạn cuối chiến tranh chống Mỹ. Truyện viết về người lính chiến nhưng ít đi vào những gian khổ, mất mát mà khai thác những cung bậc tình cảm, tình yêu của người lính trẻ tên là Dũng. Dũng có tình cảm với cô gái trẻ xứ Nghệ có giọng hát ngọt ngào và vẻ ngoài xinh xắn. Nhưng vì một câu nói đùa của Hồng mà hai người giận dỗi nhau. Khi tình cảm hai người vừa nẩy nở thì Dũng phải lên đường vào Nam chiến đấu. Dũng đị địch bắt, bị địch dàn dựng gài bẫy khiến nhiều người hiểu lầm anh là kẻ phản bội. Hiệp định Pari được kí kết, Dũng được trao đổi tù binh và tiếp tục chiến đấu cùng đồng đội. Tuy nhiên có một điều đáng tiếc là Dũng bị cuốn vào cuộc chiến đấu mà không kịp giải thích với Hồng. Chiến tranh kết thúc, Dũng quay trở lại tìm Hồng thì nghe tin cô đã lập gia đình. Xuyên xuốt câu chuyện là tiếng đàn bầu thương nhớ gửi gắm biết bao tâm tư người lính trẻ. Tiếng đàn bầu anh đệm cho Hồng hát bài hát “Câu hò bên bến Hiền Lương”, tiếng đàn bầu anh dạy Duyên, con gái của kẻ địch. Tiếng đàn thương nhớ người mình yêu, thương nhớ quê nhà và cũng tiếp thêm niềm tin vào ngày chiến thắng trong lòng Dũng. Truyện ngắn không chỉ là câu chuyện tình yêu mà còn là một thời thanh xuân tuổi trẻ của biết bao chàng trai, cô gái trong chiến tranh. Truyện ngắn không có những chi tiết, sự kiện bất ngờ mà chỉ là câu chuyện tình yêu người lính nhẹ nhàng, bình dị. Chúng ta cảm nhận những dung cảm mới mẻ trong tình yêu của tuổi trẻ, những bỡ ngỡ, hiểu lầm, giận hờn,thương nhớ. Đan xen những sắc thái cảm xúc tình yêu là hình ảnh người lính cách mạng yêu nước, kiên cường trước đòn tấn công tâm lý của kẻ thù, tin tưởng vào ngày chiến thắng. (Lời bình của BTV Hoàng Hiệp)

“Triệu phú người mẫu”: Cổ tích giữa đời thường

“Triệu phú người mẫu”: Cổ tích giữa đời thường

Ngày phát hành 17:0 | 16/8/2021

Lượt nghe: 1194

Người mẫu triệu phú là câu truyện rất ngắn nhưng lại tỏ bày những triết lý sâu sắc của Oscar Wilde. Kết cấu truyện đơn giản, theo lối kể của một câu chuyện cổ tích thuần túy cổ điển. Một nhân vật nghèo khổ, tốt bụng đã được đền đáp bằng một hạnh phúc viên mãn là điều hoàn toàn không xa lạ trong các tác phẩm văn chương. Dù vậy, với lối viết thông minh, có nét trầm lắng, dịu dàng và đượm màu cổ tích, “Người mẫu triệu phú” đã cuốn hút người đọc người nghe từ đầu tới cuối, gửi đến chúng ta thông điệp: Lòng trắc ẩn là hạt giống luôn nảy mầm và cho ta trái ngọt. Song, ngẫm nghĩ kỹ ta lại thấy "Người mẫu triệu phú" nhấn mạnh tầm quan trọng của việc cân bằng giữa những ảo mộng và thực tế đời sống, giữa nghệ thuật và cuộc đời thực. Anh chàng Hughie muốn ông già người mẫu ăn vận tươm tất thì họa sỹ Trevor lại cho rằng, quần áo sờn rách mới chính là sự lãng mạn. Cái mà dường như với Hughie là nghèo khổ thì đối với họa sĩ Trevor lại gây ấn tượng mạnh. Hughie cho rằng, cánh họa sĩ không có tim thì Trevor đáp: “Trái tim của một họa sĩ chính là cái đầu của anh ta”. Sao vậy? Nghệ sỹ là lãng mạn, là cảm xúc lẽ nào nhân vật Trevor lại lý trí và quá thực tế như vậy. Oscar Wilde, ngoài là nhà văn còn là nhà mỹ học. Các tác phẩm của ông luôn thể hiện quan điểm nghệ thuật duy mỹ, hướng đến nét đẹp độc đáo trong tâm hồn mỗi con người. Đặt vẻ đẹp trong sáng, vô tư của nhân vật Hughie bên cạnh sự thực tế, có phần tính toán của nhân vật họa sỹ để thấy rằng, những nghệ sỹ như thế sẽ không bao giờ có tác phẩm lớn (Lời bình của BTV Vũ Hà)

“Vân tay mắt Phật” (P.1): Thương nhớ đồng quê...

“Vân tay mắt Phật” (P.1): Thương nhớ đồng quê...

Ngày phát hành 16:19 | 3/6/2021

Lượt nghe: 703

Giống như bao người bỏ quê lên phố, nhân vật “tôi” trong truyện “Vân tay mắt Phật” luôn có những sợi dây ràng buộc máu thịt với làng quê. Sự gắn kết với gia đình là hiển nhiên. Nhưng bên cạnh đó, còn là những kí ức tuổi thơ, bạn bè cũ, và cả một mối tình chưa nói thành lời. “Vân tay mắt Phật” đan xen những câu chuyện giữa quá khứ và hiện tại, nhằm khắc họa sâu hơn đổi thay của làng quê cũng như khúc quanh của số phận con người. Mọi chuyện sẽ tiếp diễn ra sao? Mời các bạn cùng đón nghe phần cuối của truyện “Vân tay mắt Phật” trong chương trình “Đọc truyện đêm khuya” phát 04/06/2021. (Lời bình của BTV Nguyễn Hà)

Cổ tích đời thường trong truyện ngắn "Bố chồng tôi"

Cổ tích đời thường trong truyện ngắn

Ngày phát hành 0:0 | 29/2/2016

Lượt nghe: 3880

Chọn cách viết dung dị, nghiêng về hoài niệm, tác giả mượn lời người con dâu kể lại câu chuyện cảm động về bố chồng, người đã đùm bọc, chở che cho chị suốt những năm tháng chồng xa nhà đi chiến đấu. Truyện để lại dư âm cổ tích giữa đời thường: tấm lòng cao thượng của người cha như ánh sáng diệu kỳ làm nguôi ngoai, hàn gắn mất mát, thiệt thòi của đời người phụ nữ trong chiến tranh.(Đọc truyện đêm khuya 26/02/2016)

Con khổng tước và cô tiểu thư

Con khổng tước và cô tiểu thư

Ngày phát hành 0:0 | 23/4/2019

Lượt nghe: 1065

Giữa nhịp sống hiện đại với những mối quan hệ, va đập, bộn bề lo toan, tính toán và sự lên ngôi của vật chất, hàng hóa…, thì con người dường như cô đơn ngay trong chính ngôi nhà của mình; xa lạ với chính những người thân yêu trong gia đình. Cần lắm những tâm hồn đồng điệu để sẻ chia, để cộng cảm những mong cứu vớt cuộc đời họ…Truyện ngắn "Con khổng tước và cô tiểu thư" phát 22/04 của nhà văn Nguyễn Văn Học chia sẻ với chúng ta nỗi niềm ấy

Hành trình trở về trong truyện ngắn “Năm tháng nhớ thương”

Hành trình trở về trong truyện ngắn “Năm tháng nhớ thương”

Ngày phát hành 0:0 | 28/12/2018

Lượt nghe: 1009

Từ một chi tiết có thực trong cuộc sống, nhà văn Thiên Sơn đã xây dựng thành một truyện ngắn đầy xúc động và ám ảnh. Ở đó, nhân vật dù đã đi khắp bốn phương trời nhưng vẫn cảm thấy bình an nhất trong ngôi nhà của mẹ, day dứt với những kỉ niệm đầy thương khó mà ở khoảnh khắc nào đó ta đã để vụt qua… (Đọc truyện đêm khuya phát 31/12/2018)

Mùa chinh chiến ấy (buổi 17): Khó khăn khi vận chuyển thương binh, liệt sĩ

Mùa chinh chiến ấy (buổi 17): Khó khăn khi vận chuyển thương binh, liệt sĩ

Ngày phát hành 0:0 | 24/5/2019

Lượt nghe: 1925

Việc khiêng chuyển liệt sĩ và thương binh qua đường mòn để lên phum Cam- tuất hết sức mạo hiểm bởi quân địch đã phát hiện và giăng mắc mìn khắp nơi. Sư đoàn quyết định điều trực thăng xuống Along Ven để đón thương binh và tử sĩ. Sau một lần hỗ trợ chuyển thương binh và liệt sĩ lên trực thăng, nhân vật “tôi” vô tình theo chuyến bay về Sài Gòn. Anh ở lại Viện Quân y ít ngày rồi trở lại chiến trường Campuchia...(Đọc truyện dài kỳ phát 26/05/2019)

Mùa chinh chiến ấy (buổi 23): Thư nhà

Mùa chinh chiến ấy (buổi 23): Thư nhà

Ngày phát hành 0:0 | 31/5/2019

Lượt nghe: 1223

Với những người lính chiến đấu xa nhà, quà nào quý hơn những lá thư từ hậu phương. Qua những trang hồi ký của nhà văn Đoàn Tuấn, chúng ta thấy hiển hiện lên một cách sống động cảm giác háo hức, hạnh phúc khi đọc thư nhà của lính. Hình ảnh bao tải thư bung ra, rơi xuống sông trôi nổi bập bềnh trong ánh mắt tiếc nuối của những người lính hay những lá thư thấm máu của người lính quân bưu gợi lên nhiều cảm xúc...(Đọc truyện dài kỳ phát 1/6/2019)

Mùa chinh chiến ấy (buổi 34): Trở về đời thường

Mùa chinh chiến ấy (buổi 34): Trở về đời thường

Ngày phát hành 0:0 | 12/6/2019

Lượt nghe: 1978

Hơn một tháng qua, chúng ta đã theo dõi hồi ký “Mùa chinh chiến ấy” của người lính tình nguyện Đoàn Minh Tuấn, nguyên chiến sỹ tiểu đoàn 8, trung đoàn 29, sư đoàn 307, tham gia chiến đấu tại chiến trường Campuchia từ năm 1978 đến năm 1983. Cuốn sách như một cuốn phim tư liệu tái hiện cuộc sống chiến đấu của người lính tình nguyện Việt Nam trên đất bạn Campuchia, với rất nhiều gian nan, thử thách; thấm đượm tình đồng đội đồng chí...Chương trình Đọc truyện dài kỳ phát 12/6/2019, chúng ta cùng nghe những trang cuối cuốn hồi ký này

Mùa chinh chiến ấy (buổi 8): Tiếng Việt thân thương

Mùa chinh chiến ấy (buổi 8): Tiếng Việt thân thương

Ngày phát hành 0:0 | 15/5/2019

Lượt nghe: 2176

Trên đường vào phum mượn xe trâu để chở thương binh, Đoàn Minh Tuấn bắt gặp cô gái trẻ Naryn, một cô gái rất dịu dàng xinh đẹp, tiếng nói như chim hót. Anh vô cùng ngỡ ngàng và xúc động khi nghe Naryn thốt lên một câu tiếng Việt. Ôi tiếng Việt thân thương. Từ ngày chiến đấu ngang dọc trên đất nước Campuchia, lần đầu tiên anh được nghe tiếng nói mẹ đẻ từ một giọng con gái...(Đọc truyện dài kỳ phát 17/05/2019)

Giải thưởng Hội Nhà văn Hà Nội 2017: Vì sao không có thơ?

Giải thưởng Hội Nhà văn Hà Nội 2017: Vì sao không có thơ?

Ngày phát hành 0:0 | 18/12/2017

Lượt nghe: 1195

Giải thưởng thường niên Hội Nhà văn Hà Nội năm nay được trao cho các tác phẩm thuộc hạng mục văn xuôi, phê bình, dịch thuật. Sự vắng bóng của thơ trong danh mục giải thưởng phần nào xới lên câu chuyện về thơ hôm nay, chất lượng sáng tác và tiêu chí xét giải của hội nhà văn Hà Nội. Nhà thơ Trần Quang Quý (Phó Chủ tịch Hội Nhà văn Hà Nội) chia sẻ góc nhìn của người trong cuộc về điều này. (Tiếng thơ 16/12/2017)

Có một lòng thương nhớ miền Trung

Có một lòng thương nhớ miền Trung

Ngày phát hành 0:0 | 6/11/2017

Lượt nghe: 2856

Trong số 50 bài thơ của tập “Về lại triền sông” thì có tới hơn 20 bài viết về quê hương, cha mẹ, nhắn nhủ các con không được phép lãng quên gốc rễ cội nguồn. Những bài thơ này có khi được sắp xếp bên nhau với tần suất dày đặc, tạo nên độ đặc quánh trong suy tư, nghẹn ngào trong cảm xúc. Với nhà thơ Nguyễn Thế Kỷ, ông không cố gắng để làm mới những hình ảnh, những chi tiết đã từng có và có nhiều trong thơ. Đơn giản, ông chỉ kể về một miền Trung của riêng ông, ở trong ông, một miền Trung - xứ Nghệ mà ông luôn có cảm giác còn “mắc nợ”, “có lỗi”, một miền Trung “cực khổ như định mệnh – chỉ những tim yêu mãi xuân thì"... (Tiếng thơ 05/11/2017)

Cảm hứng tự thương của Nguyễn Du trong Truyện Kiều

Cảm hứng tự thương của Nguyễn Du trong Truyện Kiều

Ngày phát hành 0:0 | 15/12/2015

Lượt nghe: 1675

Tấm lòng nhân hậu, thương cảm của Nguyễn Du đối với các nhân vật trong Truyện Kiều xuất phát tự đáy lòng.Mỗi câu thơ đều rưng rưng dòng lệ chân thực.Bao năm gió bụi, thăng trầm đã đúc kết trong trái tim Nguyễn tình yêu nhân quần sâu sắc.(Tiếng thơ 6+7/12)

"Tiếng mưa" của Vũ Trần Anh Thư: Những vầng thơ xanh mát

Ngày phát hành 14:15 | 1/4/2024

Lượt nghe: 847

Vũ Trần Anh Thư, sinh năm 1973, quê Thái Bình, hiện sống tại Hà Nội, là thành viên nhóm thơ Facebach. Ngay từ tập thơ đầu tay với nhan đề “Tiếng mưa”, Vũ Trần Anh Thư đã có những bài thơ để lại nhiều dư âm với độc giả.

Nhà thơ Trần Mạnh Thường với bài thơ tiên cảm

Nhà thơ Trần Mạnh Thường với bài thơ tiên cảm

Ngày phát hành 0:0 | 14/6/2019

Lượt nghe: 963

Nhà thơ nhà báo Trần Mạnh Thường – nguyên Trưởng ban Văn học Nghệ thuật Đài Tiếng nói Việt Nam, từng gắn bó sâu sắc với chương trình Tiếng thơ. Ông đã đi về thế giới người hiền. Một bài thơ để lại dấu ấn trong cuộc đời sống và viết của ông, đó là bài “Chuyến xe cuối cùng”, sáng tác trước khi ông qua đời không bao lâu, giống như một dự cảm, đồng thời bộc lộ những nghĩ suy giàu nhân ái… (Tiếng thơ phát 16/6/2019)

Tạ Anh Thư – Những thanh âm đồng vọng

Tạ Anh Thư – Những thanh âm đồng vọng

Ngày phát hành 9:20 | 19/10/2022

Lượt nghe: 592

Trong khoảng 5 năm gần đây, Tạ Anh Thư là một trong những gương mặt thơ nữ phía Nam gây được ấn tượng với nhiều độc giả yên văn chương bởi một giọng điệu thơ trữ tình riêng biệt với những hình thức biểu hiện phong phú, từ các thể thơ truyền thống như lục bát, ngũ ngôn, bảy chữ cho đến thơ tự do, thơ văn xuôi. Đề tài thơ chị chủ yếu xoay quanh tình yêu, tuổi trẻ và những khoảnh khắc buồn vui trong thế giới tâm hồn của chính mình. Chương trình Đôi bạn văn chương lần này xin được dành một cuộc trò chuyện về chân dung thơ Tạ Anh Thư với tên gọi: Tạ Anh Thư – Những thanh âm đồng vọng

Tạ Anh Thư: Người chờ trăng rực rỡ, úa tàn

Tạ Anh Thư: Người chờ trăng rực rỡ, úa tàn

Ngày phát hành 7:57 | 5/7/2021

Lượt nghe: 829

Vượt qua được thao tác viết, lướt trên từng chữ cái và bắt đầu lắng nghe, dù chỉ một chút thôi thanh âm của câu thơ, xem như người viết đã chạm tới được rung cảm sâu xa của tâm hồn mình, đã le lói lối vào tâm tư bạn đọc. Trong tập thơ mới - “Thanh âm” gồm 39 sáng tác, nữ nhà thơ Tạ Anh Thư chắt lọc những sắc điệu khác nhau từ mạch cảm xúc trầm buồn miên man. Vọng âm và sức ngân vang của những câu thơ hãy còn là một câu chuyện dài mà may mắn ấy rất hiếm hoi trong cuộc đời sáng tác. Nắm bắt được rung cảm từ ngẫm nghĩ từ bên trong chính ra cũng là đường đi hi vọng.

Thơ những ngày giãn cách - Nguồn năng lượng yêu thương

Thơ những ngày giãn cách - Nguồn năng lượng yêu thương

Ngày phát hành 14:26 | 9/2/2021

Lượt nghe: 1167

Nhìn lại năm 2020, một trong những biến động có ảnh hưởng sâu sắc tới nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam, đó là đại dịch Covid 19. Đại dịch Covid đã gây ra bao khó khăn cho mỗi gia đình, mỗi vùng miền, mỗi quốc gia; nhưng cũng đồng thời lại là một thử thách để chúng ta biết yêu thương và chia sẻ nhiều hơn. Ttuyển tập thơ xinh xắn, trang nhã mang tên "Mùa nhớ - Thơ những ngày giãn cách" gồm 44 bài thơ của 33 tác giả, do NXB Văn học vừa ấn hành cuối năm qua. Đó chính là tiếng nói trong mùa dịch bằng ngôn ngữ của thi ca...(Đôi bạn văn chương mùng 2 Tết)

Việt Nam yêu thương

Việt Nam yêu thương

Ngày phát hành 0:0 | 28/9/2020

Lượt nghe: 704

Năm 2020 có thể xem là một năm đầy biến động không chỉ với Việt Nam mà còn với hàng trăm quốc gia trên thế giới bởi đại dịch Covid 19. Hà Nội, Hải Dương, Đà Nẵng cũng như nhiều tỉnh thành trên cả nước vẫn đang gồng mình lên để chống dịch, quyết tâm vượt qua cơn thử thách này. Và trong những ngày này, hai tiếng Tổ Quốc lại vang lên thật thiêng liêng. Trong số Đôi bạn văn chương đúng vào dịp đại lễ quốc khánh lần này, chúng ta sẽ đến với những bài thơ tổ quốc trong dòng chảy thi ca Việt Nam...

Trở về với thương yêu

Trở về với thương yêu

Ngày phát hành 10:43 | 19/1/2023

Lượt nghe: 1557

Những ngày đầu năm mới luôn khiến cho lòng người chộn rộn. Đó là thời khắc của sự trở về sau những chuyến đi xa. Nhiều mái ấm rộn ràng trong niềm vui sum vầy, nhưng cũng có những khoảng cô đơn, thương nhớ...(Tiếng thơ mùng 2 Tết)

"Thiên nga bé bỏng": Phần thưởng cho những người tốt bụng.

Ngày phát hành 0:0 | 3/1/2018

Lượt nghe: 1471

Một chú thiên nga bé nhỏ đang đang vui đùa trong hồ nước trong xanh thì bị những người thợ săn bắn bị thương. May mắn thiên nga được vợ chồng ông lão tốt bụng cứu sống và chữa lành vết thương. Thiên nga chính là nàng tiên út ở trên trời xuống trần gian để vui chơi. Cảm động trước lòng tốt của hai vợ chồng ông lão, nàng tiên út đã ở lại sống với họ. (Kể chuyện và hát ru 29/12/2017)

Cậu bé dị thường

Cậu bé dị thường

Ngày phát hành 0:0 | 21/5/2019

Lượt nghe: 535

Những tình tiết truyện kỳ ảo và những nhân vật có năng lực phi thường tạo nên sự đặc sắc cho thế giới truyện cổ tích. Trong chương trình hôm nay, chúng mình cùng một câu chuyện cổ tích đầy tình tiết ly kỳ hấp dẫn, đó là truyện “Cậu bé dị thường"... (Kể chuyện và hát ru 22/05/2019)

Cô ong nhỏ dễ thương

Cô ong nhỏ dễ thương

Ngày phát hành 10:58 | 16/6/2023

Lượt nghe: 1348

Trong họ hàng nhà ong mật có một cô ong nhỏ rất dễ thương. Vì một lần mải chơi mà cô bị lạc mất đường về nhà. Một cô ong bé xíu mà bị lạc đường thì thật nguy hiểm. Những điều gì đã xảy ra với cô ấy? Các bé cùng theo dõi nhé! (Kể chuyện và hát ru 05/06/2023)

Người cha nuôi - Phần thưởng cho người con đức độ

Người cha nuôi - Phần thưởng cho người con đức độ

Ngày phát hành 0:0 | 15/1/2015

Lượt nghe: 1233

Nhận được sự giúp đỡ của người cha nuôi phúc hậu và trở thành những người đàn ông thực thụ, ba anh em mồ côi sẽ báo hiếu ân nhân của mình như thế nào? (Kể chuyện và hát ru phát 17+18/1)

Lá thư của thầy hiệu trưởng vùng lũ

Lá thư của thầy hiệu trưởng vùng lũ

Ngày phát hành 0:0 | 15/11/2020

Lượt nghe: 756

Thời gian qua, lá thư của thầy giáo Hà Quý, hiệu trưởng trường THPT Quảng Ninh, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình gửi các em học sinh ngày đầu tiên đến trường sau những ngày lũ lụt đã gây xúc động sâu sắc tới các thầy cô giáo, học sinh và phụ huynh trên cả nước. Những lời lẽ giản dị và tha thiết, cho thấy một tấm lòng tận tụy vì học sinh thân yêu... (Văn nghệ thiếu nhi 09/11/2020)

Nếp nghĩ người Hà Nội qua cuốn sách "Hà Nội bảo thế là thường"

Nếp nghĩ người Hà Nội qua cuốn sách

Ngày phát hành 0:0 | 13/12/2020

Lượt nghe: 568

Vừa thủ thỉ, nhẩn nha, vừa khôi hài dí dỏm, lại rất mực sâu sắc kỹ càng - đó là giọng điệu của tác giả Nguyễn Trương Quý thể hiện trong tập tản văn "Hà Nội bảo thế là thường". Cuốn sách ghi lại những câu chuyện đời thường giản dị, góp phần lý giải về một Hà Nội hào hoa và thanh lịch... (Trang văn học tuổi mới lớn 08/12/2020)

Mùa thu yêu thương

Mùa thu yêu thương

Ngày phát hành 0:0 | 14/8/2018

Lượt nghe: 653

"Len lỏi qua những con phố cổ kính, mái ngói rêu phong với thời gian, ta tìm lại cảm xúc quen thuộc tưởng đâu đã lẫn vào những lo lắng đời thường, mùa của những nhớ nhung mênh mông, mùa của bâng khuâng đi tìm kí ức. Mùa của những cây bàng lá đỏ. Mùa của lặng thinh, mùa của trẻ nô nức đến trường bắt đầu cho một năm học mới..." - những dòng cảm xúc lắng đọng và man mác khiến cho chúng mình muốn tận hưởng cảm giác bước vào mùa thu, mùa của yêu thương và đồng vọng. (VOV6 Văn nghệ thiếu nhi 13/8/2018)

Khởi động cuộc thi viết thư quốc tế UPU lần thứ 48

Khởi động cuộc thi viết thư quốc tế UPU lần thứ 48

Ngày phát hành 0:0 | 31/10/2018

Lượt nghe: 441

Cuộc thi viết thư quốc tế UPU lần thứ 48 ( năm 2019) có chủ đề: “Hãy viết một bức thư về người hùng của em” (Tiếng Anh: Write a letter about your hero). Trong thông báo của mình tới các quốc gia thành viên, Liên minh Bưu chính Thế giới (UPU) gọi chủ đề cuộc thi lần này là “chủ đề truyền cảm hứng”. Cùng tham gia vào sân chơi bổ ích này, các em nhé... (Trang văn học tuổi mới lớn 30/10/2018)

Giải thưởng Thiếu nhi Dế Mèn lần thứ IV: Sự đa dạng trong văn chương

Giải thưởng Thiếu nhi Dế Mèn lần thứ IV: Sự đa dạng trong văn chương

Ngày phát hành 11:57 | 26/6/2023

Lượt nghe: 321

Giải thưởng Thiếu nhi Dế Mèn đã bước sang năm thứ tư. Nhiều nhà văn, nhà thơ, các tác giả và nhiều bạn nhỏ yêu thích văn chương đã biết tới sân chơi này. Năm nay giải thưởng phần lớn được trao cho các sáng tác và bản thảo ở mảng văn học. Chủ đề được nhiều tác phẩm hướng tới đó là viết về các loài vật trong tự nhiên. Qua trí tưởng tượng phong phú của người cầm bút thì những bài học về tình yêu cuộc sống, sự hiếu thảo trong gia đình, cùng tinh thần vươn lên trong cuộc sống luôn được gửi gắm trong tác phẩm... (Trang Văn học nghệ thuật tuổi mới lớn 08/06/2023)

Giải thưởng thiếu nhi Dế Mèn mùa thứ ba

Giải thưởng thiếu nhi Dế Mèn mùa thứ ba

Ngày phát hành 16:8 | 29/6/2022

Lượt nghe: 413

Giải thưởng Thiếu nhi Dế Mèn mùa thứ 3 do báo Thể thao và Văn hóa tổ chức đã thu hút 89 tác phẩm, chùm tác phẩm dự thi với 60 bản thảo và 29 tác phẩm đã công bố hoặc xuất bản. Trong đó, có 9 chùm thơ, tập thơ hoặc series thơ nhiều tập; 19 phim hoặc series phim hoạt hình; còn lại là các tập truyện ngắn, truyện dài, tiểu thuyết... (Trang Văn học Nghệ thuật tuổi mới lớn 21/06/2022)

Đọc truyện "Búp sen xanh" - Buổi 34 - Được thư cha

Đọc truyện

Ngày phát hành 22:15 | 29/10/2021

Lượt nghe: 615

Một hôm, có ông lão tìm gặp thầy giáo Nguyễn Tất Thành. Ông từ Bình Khê tới, mang theo lá thư của quan huyện Nguyễn Sinh Huy. Thầy xúc động đón lấy thư cha. Lá thư có tác động như thế nào đến người thanh niên trẻ Nguyễn Tất Thành? (Văn nghệ thiếu nhi 24/10/2021)

Đọc truyện "Charlie và nhà máy sôcôla” - Buổi cuối cùng - Phần thưởng tuyệt vời

Đọc truyện

Ngày phát hành 15:44 | 12/7/2022

Lượt nghe: 293

Với trí tưởng tượng vô cùng phong phú, giọng điệu hóm hỉnh gần gũi, nhà văn Roald Dahl đã đưa bạn đọc nhỏ tuổi tới một thế giới kì diệu và ngọt ngào. Chúng ta đi từ bất ngờ này tới bất ngờ khác, thích thú với vô vàn điều bí mật, như thể được trải nghiệm một chuyến đi kỳ thú... (Văn nghệ thiếu nhi 08/07/2022)

Đọc truyện "Chuyện cô gái Julie" - Buổi 26 - Lá thư của Peter

Đọc truyện

Ngày phát hành 16:0 | 28/8/2023

Lượt nghe: 125

Sang tháng mười một, vào ban ngày ít khi thấy ánh nắng mặt trời. Màu sắc xung quanh chủ yếu là xanh lam và tuyết trắng. Julie và bé Amaroq hiện đã trở lại trường học. Tâm trạngJulie khá vui vì nhận được thư của Peter. Vậy nội dung bức thư nói điều gì mà Julie vui mừng đến vậy? (Văn nghệ thiếu nhi 25/08/2023)

Đọc truyện "Chuyện cô gái Julie" - Buổi 27 - Thời tiết bất thường

Đọc truyện

Ngày phát hành 16:5 | 28/8/2023

Lượt nghe: 180

Mùa đông đã qua rồi nhưng không hiểu sao gần một tháng nay nhiệt độ bỗng nhiên xuống rất thấp - âm ba mươi độ. Việc duy trì thức ăn và hàng hóa nhu yếu phẩm thiết yếu là vấn đề quan trọng của tất cả người dân trong vùng. Gia đình của ông Kapugen cũng vậy. Thời tiết xấu khiến ông không thể tự mình lái xe lên thành phố để mua lương thực. Cuộc sống của họ sẽ bị ảnh hưởng ra sao khi thời tiết xấu như vậy? (Văn nghệ thiếu nhi 26/08/2023)

Đọc truyện "Cơ bản là cơ bản" - Buổi mười lăm - Thư viện của trường

Đọc truyện

Ngày phát hành 11:17 | 8/5/2023

Lượt nghe: 227

Được sự trợ giúp đắc lực của chú Cơ Sở - bố của Cơ Bản, trường đã xây dựng được Thư viện Hiếu học với nhiều loại sách phong phú. Niềm vui được nhân đôi khi các bạn học sinh không chỉ được ở trong khu nội trú khang trang, mà còn có cả một thư viện đầy ắp sách... (Văn nghệ thiếu nhi 06/05/2023)

Đọc truyện "Khu vườn bí mật" - Buổi 11 - Thư viện bí hiểm

Đọc truyện

Ngày phát hành 0:0 | 14/7/2020

Lượt nghe: 547

Qua câu chuyện với Martha, Mary lấy làm tò mò về thư viện trong trang viên dù cô không phải là người ham đọc sách. Nhân lúc quản gia Medlock không để ý, Mary đã lẻn đi tìm thư viện. Cô bé bị choáng ngợp trước vẻ đồ sộ, cổ kính của nó... (Văn nghệ thiếu nhi 11/07/2020)

Đọc truyện "Khu vườn bí mật" - Buổi 24 - Cậu chủ nhỏ đáng thương

Đọc truyện

Ngày phát hành 0:0 | 11/8/2020

Lượt nghe: 483

Trong căn phòng rất đẹp, cậu bé trạc tuổi Mary đang khóc lóc thảm thiết trong cô độc. Cậu bé gầy gò, ốm yếu với đôi mắt khác người thường. Lúc đầu, cậu bé khá rụt rè khi nói chuyện với Mary, nhưng sau đó cậu đã trải lòng về cuộc sống của mình. Cậu chính là Colin Craven- Con trai của ông bà Craven... (Văn nghệ thiếu nhi 09/08/2020)

Đọc truyện "Khu vườn bí mật" - Buổi 33 - Mary bị tổn thương

Đọc truyện

Ngày phát hành 0:0 | 30/8/2020

Lượt nghe: 685

Colin yêu cầu Mary không được đến khu vườn để chuyện trò với Dickon nữa. Colin cho rằng Dickon là kẻ ích kỷ trong khi đó Mary lại quả quyết rằng chính Colin mới ích kỷ. Họ tiếp tục cãi nhau cho đến lúc Colin đuổi Mary ra ngoài. Mary cảm thấy mình bị xúc phạm ghê gớm... (Văn nghệ thiếu nhi 30/08/2020)

Đọc truyện "Trong gia đình" - Buổi 20 - Rô-sa-li bị thương

Đọc truyện

Ngày phát hành 21:20 | 24/1/2021

Lượt nghe: 368

Một chuyện không may đã xảy ra với Rô-sa-li. Do sơ ý, cô bị máy cán vào tay, hai ngón tay bị dập. Bố Chân Tháp vừa giận vừa thương, sai Perrin đưa bạn về nhà. Perrin rất sợ vì cô bé hiểu ra rằng, làm việc ở nhà máy là phải hết sức cẩn thận và tập trung. Nếu không tai nạn rất dễ xảy ra... (Văn nghệ thiếu nhi 22.01/2020)

Đọc truyện "Trong gia đình" - Buổi 25 - Lá thư bí mật

Đọc truyện

Ngày phát hành 21:10 | 3/3/2021

Lượt nghe: 478

Một hôm, ông Vufrăng nhận được thư của cha Phi-de. Nội dung bức thư rất dài, được viết bằng tiếng Anh. Ông Vufrăng yêu cầu Perrin dịch cẩn thận và ghi lại cho ông. Trong lúc Perrin đang dịch bức thư thì Đê-ô-đô xuất hiện. Hắn bắt Perrin đưa bức thư ấy cho hắn nhưng cô dứt khoát từ chối... (Văn nghệ thiếu nhi 26/02/2021)

Đọc truyện "Trong gia đình" - Buổi 26 - Lá thư phản hồi

Đọc truyện

Ngày phát hành 21:19 | 3/3/2021

Lượt nghe: 541

Không thuyết phục được Perrin tiết lộ nội dung thư, Ta-lon dọa sẽ sa thải cô bé, không cho cô giúp việc ông Vufrăng nữa. Về phần Perrin, sau khi dịch xong thư, cô mang tới phòng ông Vufrăng và đọc to cho ông nghe. Ông yêu cầu Perrin viết một lá thư phản hồi... (Văn nghệ thiếu nhi 27/02/2021)

Đọc truyện "Trong gia đình" - Buổi 28 - Người cha đáng thương

Đọc truyện

Ngày phát hành 22:5 | 11/3/2021

Lượt nghe: 392

Ông Vufrăng rất đau khổ trước thông tin con trai ông đã qua đời, nhưng trong thâm tâm ông vẫn khao khát tìm kiếm và tin rằng con mình còn sống. Khi điều hành công ty, ông đầy uy quyền, nhưng khi trút bầu tâm sự với Perrin, ông lại thu mình trong dáng vẻ người cha mang nhiều tâm sự, nỗi niềm... (Văn nghệ thiếu nhi 05/03/2021)

Đọc truyện "Vương quốc trong mơ" - Buổi thứ bảy mươi hai - Bức mật thư

Đọc truyện

Ngày phát hành 0:0 | 23/7/2019

Lượt nghe: 508

Nhóm bạn của Eliott đang lên kế hoạch để đột nhập vào nhà thờ lớn, nơi cất giữ tàng thư của nhóm ĐTD thì bất ngờ cậu ấy nhận được mật thư đi giải cứu công chúa Aanor. Eliott đang không biết nên làm thế nào? Cậu vừa muốn giải mã bí mật tàng thư để có cơ hội giải cứu cho cha khỏi bị hôn mê sâu, vừa muốn nhanh chóng đi giải cứu công chúa Aanor... (Đọc truyện "Vương quốc trong mơ" - Buổi thứ bảy mươi hai)

Đọc truyện "Vương quốc trong mơ" - Buổi thứ bảy mươi mốt - Kế hoạch đột nhập tàng thư

Đọc truyện

Ngày phát hành 0:0 | 23/7/2019

Lượt nghe: 431

Để tiếp cận được tàng thư của nhóm ĐTD thì phải trải qua rất nhiều công đoạn. Kho tàng thư lại được số hóa. Eliott cho rằng mọi người đều phải xử lý công việc một cách khoa học và chuẩn xác. Vì chỉ một mắt xích thất bại thì cả nhóm sẽ thất bại... (Đọc truyện "Vương quốc trong mơ" - Buổi thứ bảy mươi mốt)

Đọc truyện “Rô-bin-xơn Cơ-ru-xô” - Buổi thứ mười bốn - Nỗi lo thường trực

Đọc truyện “Rô-bin-xơn Cơ-ru-xô” - Buổi thứ mười bốn - Nỗi lo thường trực

Ngày phát hành 15:45 | 15/3/2023

Lượt nghe: 125

Ro-bin-son quyết định phải làm việc để quên đi nỗi lo sợ bị tấn công. Anh lại chăm đàn dê, hàng ngày cho chúng ăn, sửa lại chuồng, đào thêm một cái hàng xuyên qua núi... Sau khi tìm được một nơi trú ngụ trên sườn núi, Ro-bin-son vững dạ hơn khi đứng đó quan sát bờ biển, phòng khi thổ dân lên đảo, anh sẽ có nơi ẩn nấp an toàn... (Văn nghệ thiếu nhi 10/03/2023)

Đọc truyện “Tháng mười một ở thung lũng Mumi” - Buổi thứ chín - Lá thư

Đọc truyện “Tháng mười một ở thung lũng Mumi” - Buổi thứ chín - Lá thư

Ngày phát hành 16:18 | 5/12/2022

Lượt nghe: 125

Khi thấy lão Hemuli viết một tấm bảng có dòng chữ “Thung lũng Mumi” bằng phẩm màu đỏ sậm, Muikunen chợt nhớ ra một thứ rất quan trọng. Đó chính là lá thư từ biệt của Mumi, cậu vội đi khắp nơi trong nhà để tìm lá thư... (Văn nghệ thiếu nhi 27/11/2022)

Đánh thức Tết cùng "Tết về Ngoại thương"

Đánh thức Tết cùng

Ngày phát hành 12:15 | 14/2/2021

Lượt nghe: 260

Sự kiện “Tết về Ngoại thương” là hoạt động thường niên của các anh chị sinh viên trường Đại học Ngoại thương. Đây là một sân chơi lý thú, đề cao giá trị truyền thống, giá trị gia đình trong nhịp sống hối hả hôm nay. Tết, là sự trở về của mỗi người, trong yêu thương, ấm áp... (Trang văn học nghệ thuật tuổi mới lớn 09/02/2021)

Gặp gỡ chủ nhân giải thưởng cuộc thi vẽ tranh cổ động “Bảo vệ động vật hoang dã”

Gặp gỡ chủ nhân giải thưởng cuộc thi vẽ tranh cổ động “Bảo vệ động vật hoang dã”

Ngày phát hành 10:39 | 27/1/2022

Lượt nghe: 520

Sau 2 tháng phát động cuộc thi vẽ tranh cổ động “Bảo vệ động vật hoang dã”, Ban tổ chức đã tìm ra chủ nhân của các giải thưởng, trong đó giải nhất thuộc về cậu bạn Hoàng Phước Đại, 10 tuổi, với tác phẩm "Gấu con mất mẹ". Qua tác phẩm này bạn ấy muốn truyền tải thông điệp gì? (Văn nghệ thiếu nhi 19/01/2022)

Chia sẻ yêu thương cùng lớp vẽ Art Talent

Chia sẻ yêu thương cùng lớp vẽ Art Talent

Ngày phát hành 0:0 | 25/5/2017

Lượt nghe: 1133

Chúng ta được thưởng thức hay trải nghiệm nghệ thuật đã là một điều thú vị rồi. Vậy các bạn nghĩ sao nếu tác phẩm nghệ thuật của mình ẩn chứa những giá trị nhân văn? Vừa qua, lớp vẽ Art Talent ở ngõ 12, phố Nguyễn Phúc Lai, Hà Nội đã tổ chức một cuộc triển lãm mỹ thuật ý nghĩa - nơi các bạn "Nghệ sĩ nhí" có thể chia sẻ yêu thương tới các bạn bệnh nhi ung thư Bệnh viện K - cơ sở Tân Triều (Hà Nội). (Văn nghệ thiếu nhi 24/5/2017)

Cho 12 thương mến, cho mùa hạ cuối

Cho 12 thương mến, cho mùa hạ cuối

Ngày phát hành 0:0 | 24/4/2017

Lượt nghe: 963

Những dòng cảm xúc thật trong trẻo, lắng đọng trong sáng tác của tác giả Lưu Thị Cẩm Huyên mang tới nhiều suy ngẫm về tình cảm gia đình, tình bạn dưới mái trường. (Văn nghệ thiếu nhi 21/4/2017).

Chú lợn đất trong tiểu phẩm "Mốt thời thượng"

Chú lợn đất trong tiểu phẩm

Ngày phát hành 0:0 | 14/2/2019

Lượt nghe: 442

Lợn đất rỗng ruột và có một khe nhỏ để nhét tiền vào. Khi nào tiết kiệm đến mức phù hợp hoặc có việc cần dùng thì chúng ta đập vỡ nó lấy tiền. Tết năm nay bạn Tèo cũng có một chú lợn đất. Không biết Tèo sẽ dùng số tiền tiết kiệm của mình làm gì. Chúng ta cùng nghe tiểu phẩm “Mốt thời thượng” của anh Hoàng Hiệp nhé... (Văn nghệ thiếu nhi 13/02/2019)

Bài thơ "Qua đèo Ngang": Nỗi niềm nhớ nước, thương nhà

Bài thơ

Ngày phát hành 0:0 | 18/12/2017

Lượt nghe: 1910

Bài thơ là nỗi niềm tâm sự sâu kín và ý nhị của một trí thức yêu nước được lồng trong bức tranh cảnh vật của đèo Ngang hoang sơ và buồn, hắt hiu. Bài thơ ẩn chứa tình yêu đất nước kín đáo, sâu nặng. (Văn nghệ thiếu nhi 18/12/2017)

Bếp lửa - kì diệu và thân thương

Bếp lửa - kì diệu và thân thương

Ngày phát hành 0:0 | 29/5/2017

Lượt nghe: 952

“Bếp lửa” không phải là tác phẩm tiêu biểu nhất của nhà thơ Bằng Việt, nhưng được các thế hệ người đọc, người học văn biết đến nhiều nhất. Lý do thật dễ hiểu: Bài thơ được đưa vào chương trình ngữ văn phổ thông từ nhiều năm nay, được yêu thích bởi sự giản dị, chân thành, gợi mở nhiều xúc động. Về phía tác giả, ông nói gì về đứa con tinh thần của mình? Cuộc trò chuyện sau giữa BTV Anh Thư với nhà thơ Bằng Việt chứa đựng những thông tin bổ ích lắm nhé. (Văn nghệ thiếu nhi - Trang văn học nhà trường 29/5/2017)

Bí mật đằng sau những lá thư

Bí mật đằng sau những lá thư

Ngày phát hành 0:0 | 25/10/2018

Lượt nghe: 399

Thể loại văn viết thư được học từ bậc tiểu học đến bậc phổ thông, và cũng vô cùng quen thuộc với chúng ta, được sử dụng thường xuyên trong cuộc sống. Mỗi lá thư chứa đựng những bí mật, những cung bậc cảm xúc riêng. Và khi chúng ta chạm vào cảm xúc đó, ấy là khi chúng ta được kết nối với nhau... (Văn nghệ thiếu nhi - Trang Văn học nhà trường 22/10/2018)

Bí mật lá thư tình

Bí mật lá thư tình

Ngày phát hành 0:0 | 10/1/2018

Lượt nghe: 1883

Truyện ngắn “Bí mật lá thư tình” của tác giả Diệp Cúc có giọng văn trong sáng về tình bạn học trò, về những lá thư ngắn được viết trao đi đổi lại giữa các bạn trong lớp trong trường nhằm động viên, khích lệ các bạn trong học tập và cuộc sống. Hi vọng chúng ta cũng sẽ tìm thấy hình ảnh đáng yêu của mình về những năm tháng cắp sách tới trường trong tác phẩm xinh xắn này. (VOV6 Văn nghệ thiếu nhi 09/01/2018)

“Những tấm lòng cao cả”: Trang truyện của tình yêu thương

“Những tấm lòng cao cả”: Trang truyện của tình yêu thương

Ngày phát hành 0:0 | 8/9/2017

Lượt nghe: 1635

Cuốn truyện “Những tấm lòng cao cả” được nhà văn Edmondo De Amicis sáng tác dưới hình thức nhật ký của cậu bé 10 tuổi En-ri-cô Bô-ti-ni. Những trang nhật ký ấm áp tình cảm miêu tả về những người thân trong gia đình, về thầy cô và bạn bè với cách kể chuyện dung dị, chân thực về nhân cách sống cùng những tấm lòng cao cả thánh thiện trong các các sự việc hằng ngày. (Văn nghệ thiếu nhi 08/9/2017)

"Mật thư trên ngọn đa": Thì thầm một điều ước

Ngày phát hành 0:0 | 2/5/2018

Lượt nghe: 854

Hai tiếng “quê hương” ngắn gọn, giản dị nhưng cũng thật rộng lớn. Phần đầu chương trình các bạn cùng cảm nhận tình yêu quê hương trong bài thơ của tác giả Hoàng Thanh Tâm. Tiếp đó, chúng tôi giới thiệu với các bạn cuốn sách “Mật thư trên ngọn đa” của nhà văn Nguyễn Thu Hằng. Để biết cuốn sách này hấp dẫn bạn đọc như thế nào, các bạn cùng nghe cuộc trò chuyện giữa BTV Hoàng Hiệp và chị Nguyễn Thị Hường Lý, BTV phòng Văn học của Nhà xuất bản Kim Đồng. Phần cuối, các bạn nghe trích đọc cuốn sách “Mật thư trên ngọn đa” của nhà văn Nguyễn Thu Hằng do NXB Kim Đồng phát hành. (Văn nghệ Thiếu nhi 01/5/2018)

"Tặng người, người ấy em thương": Tập thơ của năm tháng học trò

Ngày phát hành 10:43 | 4/1/2024

Lượt nghe: 437

“Tặng người, người ấy em thương” là tập thơ của tác giả Thùy Linh mới ra mắt bạn đọc trẻ. Thơ Thùy Linh khá giống với tính cách và con người chị: Nữ tính, nhẹ nhàng, ẩn trong đó là nội lực cùng khát khao khám phá những chân trời mới dành cho tuổi trẻ... (Trang Văn học nghệ thuật tuổi mới lớn 19/1/2023)

"Radio yêu thương" cùng ước mơ tuổi trẻ

Ngày phát hành 15:57 | 10/3/2023

Lượt nghe: 175

"Giải thưởng mỹ thuật thiếu nhi Việt Nam 2017": Văn hóa qua lăng kính trẻ thơ

Ngày phát hành 0:0 | 8/6/2017

Lượt nghe: 1129

Cuộc thi và triển lãm “Giải thưởng mỹ thuật thiếu nhi Việt Nam” do Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm tổ chức mỗi năm một lần, hẳn không còn xa lạ với các bạn nhỏ cả nước. Năm nay, số lượng tác phẩm gửi về ban tổ chức lên đến hơn 71.000 tác phẩm là minh chứng rõ nhất về độ “hot” của cuộc thi này. Vừa qua, ban tổ chức đã lựa chọn các tác phẩm xuất sắc để trao giải và triển lãm tại Trung tâm triển lãm Văn hóa nghệ thuật Việt Nam, trong khuôn khổ "Ngày hội thế giới tuổi thơ lần thứ XX". (Văn nghệ thiếu nhi 07/6/2017)

Truyện ngắn "Phong thư chưa gửi" và những mơ ước tương lai

 Truyện ngắn

Ngày phát hành 17:30 | 3/4/2022

Lượt nghe: 383

Tốt nghiệp phổ thông, đứng trước sự lựa chọn về ngành nghề, nhiều bạn đã tham khảo ý kiến của gia đình để có thể đưa ra quyết định tốt nhất. Nhưng cũng có bạn đã chủ động tìm hiểu về lĩnh vực mình yêu thích để có những hình dung ban đầu. Điều này đã được truyện ngắn “Phong thư chưa gửi” khai thác khá hợp lý, chuyển tải những thông điệp của tuổi học đường trước ngưỡng cửa tương lai... (Trang văn học tuổi mới lớn 29/03/2022)

"Bốn mùa yêu thương" cùng nhạc sỹ Lê Dũng

Ngày phát hành 15:50 | 15/3/2022

Lượt nghe: 665

Dù mới chuyên tâm với công việc sáng tác ca khúc, nhưng nhạc sĩ Lê Dũng đã có nhiều ca khúc ấn tượng được các bạn nhỏ yêu thích. Trong đó các ca khúc như “Bốn mùa yêu thương” (giải nhì Cuộc thi vận động sáng tác ca khúc cho lứa tuổi thanh thiếu niên do Hội giáo viên dạy Âm nhạc toàn quốc phát động năm 2020), “Khúc hoan ca mùa thu” (giải nhì Liên hoan hội diễn các CLB, trung tâm nghệ thuật tỉnh Bắc Giang năm 2020), “Ngôi trường giữa ngàn mây (giải khuyến khích Cuộc thi sáng tác ca khúc về đề tài dân tộc, thiểu số miền núi năm 2020 do bộ VHTT&DL tổ chức)... (Văn nghệ thiếu nhi 09/03/2022)

Cuộc thi viết thư quốc tế UPU lần thứ 50 tại Việt Nam:Sức thuyết phục của lá thư đoạt giải nhất

 Cuộc thi viết thư quốc tế UPU lần thứ 50 tại Việt Nam:Sức thuyết phục của lá thư đoạt giải nhất

Ngày phát hành 16:35 | 3/6/2021

Lượt nghe: 400

Với đề tài: "Hãy viết thư cho một người thân trong gia đình để chia sẻ trải nghiệm của mình về đại dịch COVID-19", cuộc thi viết thư quốc tế UPU lần thứ 50 do Liên minh Bưu chính thế giới (UPU) tổ chức được phát động và triển khai trên phạm vi toàn quốc từ tháng 12/2020 đến tháng 3/2021.Với ý tưởng độc đáo, cách hành văn lôi cuốn hành, bài thi của bạn Đào Anh Thư, lớp 8A2, trường THCS Nguyễn Huy Tưởng, huyện Đông Anh, TP. Hà Nội đã đoạt giải ở vòng thi toàn quốc... (Văn nghệ thiếu nhi 31/05/2021)

Truyện "Bác sĩ Ai-bô-lít": Tình yêu thương dành cho các con vật (Buổi 1)

Truyện

Ngày phát hành 0:0 | 12/6/2018

Lượt nghe: 1191

Bắt đầu từ chương trình hôm nay mời các em nghe truyện dài “Bác sĩ Ai-bô-lít” của nhà văn Nga Coóc-nây Tru-cốp-xki, do Nhà xuất bản Kim Đồng ấn hành. Cuốn truyện là sự kết hợp giữa lối viết văn xuôi và thơ giúp các độc giả nhí dễ theo dõi từ đầu cho tới cuối truyện. Theo tiếng Nga thì từ Ai-bô-lít có nghĩa là “Ôi đau quá!”. Bác sĩ Ai-bô-lít là một vị bác sỹ tốt bụng và nhân từ. Ông hiểu được các thứ tiếng của muông thú và chữa bệnh cho chúng bằng cả trái tim mình. Không những thế bác sĩ Ai-bô-lít còn cưu mang những con vật đáng thương ấy nếu chẳng may gặp nạn. Cuộc sống của bác sĩ Ai-bô-lít luôn tràn ngập tình yêu thương và sự hài hước đáng yêu của các loài vật. (VOV6 Văn nghệ thiếu nhi 08/06/2018)

Truyện "Những tấm lòng cao cả": Bức thư của mẹ (Buổi 42)

Truyện

Ngày phát hành 0:0 | 29/12/2017

Lượt nghe: 940

En-ri-cô nhận lá thư của mẹ. Mẹ đã khuyên En-ri-cô nhiều điều và nhắc đến tình cảm ấm áp của bố dành cho cậu. Mẹ muốn En-ri-cô phải nhận ra lỗi của mình vì cậu đã trả lời bố thiếu lễ phép. Chúng mình cùng theo dõi câu chuyện của En-ri-cô nhé! (Văn nghệ thiếu nhi 23/12/2017)

Truyện dài "Những tấm lòng cao cả": Lễ trao phần thưởng đáng nhớ (Buổi 26)

Truyện dài

Ngày phát hành 0:0 | 17/11/2017

Lượt nghe: 713

Buổi trao phần thưởng đã diễn ra trang trọng tại sân trường. Thầy Péc-bô-ni trân trọng đọc danh sách những bạn học sinh đã có thành tích học tập xuất sắc trong kỳ học vừa qua như Phi-ren-zê, Na-pô-li, Bô-lô-nha, Pa-léc-mô, Cô-rét-ti, Đê-rốt-xi…Tiếng vỗ tay kéo dài không ngớt khi từng bạn bước lên bục nhận phần thưởng. Cả thầy và trò trong trường đều rất tự hào vì sự cố gắng vươn lên trong học tập của các bạn gặp hoàn cảnh khó khăn trong cuộc sống. (Văn nghệ thiếu nhi 17/11/2017)

Yêu thương từ đôi mắt mẹ

Yêu thương từ đôi mắt mẹ

Ngày phát hành 0:0 | 18/12/2018

Lượt nghe: 508

Thời gian không bao giờ ngừng lại, xuân qua, hè đến, thu sang, đông lại về. Thế nhưng có một điều sẽ không bao giờ thay đổi. Đó chính là tình cảm yêu thương của mẹ dành cho con người con. Đôi mắt mẹ hiền âu yếm dõi theo con từ khi lọt lòng đến lúc trưởng thành. Dù con đã lớn khôn thì trong mắt mẹ, con vẫn bé bỏng như ngày nào... (Văn nghệ thiếu nhi 13/12/2018)

Tình cảm của con với người mẹ thân thương

Tình cảm của con với người mẹ thân thương

Ngày phát hành 0:0 | 8/8/2016

Lượt nghe: 907

Ở cái tuổi mới lớn, con gái thật đáng ghét nhưng rất dễ thương trong mắt bạn trai. Những cảm xúc vui,buồn của tình bạn được thể hiện sinh động, hài hước qua truyện ngắn "Thư gửi cô bạn đáng ghét" của tác giả Hải Đăng. Tuổi 15 mộng mơ, vẩn vơ, dễ yêu,dễ hờn, một quãng thời gian có nhiều thay đổi về tâm sinh lý. Bài thơ "Tình bạn tuổi 15" của tác giả Hoài Anh ghi lại những cảm xúc của tuổi mới lớn. Với truyện ngắn "Trong vòng tay mẹ", tác giả Thanh Vi gửi tới người đọc, người nghe những tình cảm của mình với người mẹ kính yêu. (Văn nghệ thiếu nhi 05/8/2016)

Tình cảm thân thương của tuổi học trò với thầy cô giáo

Tình cảm thân thương của tuổi học trò với thầy cô giáo

Ngày phát hành 0:0 | 14/11/2016

Lượt nghe: 1114

Những trò nghịch ngợm của tuổi học trò nhiều lúc khiến thầy cô dở khóc, dở cười nhất là thầy cô giáo trẻ. Phần đầu chương trình,tác giả Ngọc Hân có truyện ngắn giàu cảm xúc "Thầy giáo mới" viết về những kỉ niệm của các bạn học với thầy giáo trẻ. Bài thơ "Lời ru của thầy" của Phan Ý Nhi là lời tri ân của học trò với người thầy kính yêu. Phần cuối chương trình, tản văn "Con yêu mẹ" của Phùng Hải Yến viết về tình yêu với người mẹ đã vất vả hi sinh vì gia đình, vì các con. (Văn nghệ thiếu nhi 11/11/2016)

Tình yêu thương của thiếu nhi với mẹ và cô giáo

Tình yêu thương của thiếu nhi với mẹ và cô giáo

Ngày phát hành 0:0 | 12/1/2017

Lượt nghe: 897

Cha mẹ luôn giành những tình cảm yêu thương nhất với các con của mình. Tản văn "Thư con gái gửi mẹ" là lời xin lỗi, cảm ơn của con gái với người mẹ. Người mẹ cũng là đề tài quen thuộc trong những bài thơ tuổi học trò, tuổi mới lớn. Bài thơ cảm động có nhan đề “Mẹ là tất cả” của tác giả Hoa Nghiêm. Mẹ chính là tất cả những yêu thương, những điều đẹp nhất trên đời. Bài thơ là lời tri ân ngọt ngào của tác giả với mẹ của mình. Truyện ngắn của bạn Phạm Minh Tuấn (Học sinh lớp 5D Trường Tiểu học Nam Thành Công, Hà Nội) là cái nhìn trẻ thơ khá thú vị với cuộc sống xung quanh. Bài thơ "Bàn tay cô giáo" của tác giả Nguyễn Thành Khương viết về tình cảm thầy trò. (Văn nghệ thiếu nhi 06/01/2017)

Tản văn “Cây bàng đếm tuổi” - nhớ thương tuổi học trò

Tản văn “Cây bàng đếm tuổi” - nhớ thương tuổi học trò

Ngày phát hành 11:44 | 27/5/2021

Lượt nghe: 657

"Dưới vòm lá bàng tỏa rộng, bao ước mơ cháy bỏng của lớp lớp thế hệ học trò đã được truyền lửa, thắp sáng… Những hàng cây bàng thân thương ấy cứ thế đã đi vào cõi nhớ, cõi thương trong ký ức tuổi thơ của biết bao thế hệ học trò” - Những dòng cảm xúc của cô giáo Hà Thị Vinh Tâm, giáo viên ngữ văn trường THPT Cửa Lò, Nghệ An gợi nhớ về một loài cây gần gũi, gợi nhớ những tháng ngày học tập, vui chơi dưới bóng mát cây bàng thủy chung... (Văn nghệ thiếu nhi 24/05/2021)

Trao đi yêu thương, nhận về ấm áp

Trao đi yêu thương, nhận về ấm áp

Ngày phát hành 10:21 | 4/1/2024

Lượt nghe: 428

Các sản phẩm thủ công được đan, móc từ sợi len rất được các bạn tuổi teen yêu thích. Những sợi len mềm mại, nhiều màu sắc có khả năng tạo hình vô cùng phong phú, đa dạng, biến thành những vật dụng, đồ trang trí, đồ kỉ niệm. Và đặc biệt, nó trở nên ấm áp hơn trong ngày lạnh. Hãy tham gia một buổi trải nghiệm cùng len, các bạn nhé! (Trang Văn học Nghệ thuật tuổi mới lớn 12/12/2023)

Tiếng Việt thân thương

Tiếng Việt thân thương

Ngày phát hành 0:0 | 20/11/2017

Lượt nghe: 635

Người thầy, người cô trở thành tấm gương sáng cho học trò noi theo. Các bạn cùng nghe tản văn “Thầy tôi” của tác giả Thanh Tú. Một câu chuyện gợi lại kỉ niệm của không ít người về quãng thời gian học sinh của mình. Tiếp đó là tiểu phẩm "Kinh Cận và các bạn" của Hoàng Hiệp tạo hứng thú cho nhiều người về môn văn và hiểu thêm giá trị của tiếng Việt (Văn nghệ thiếu nhi 16/11/2017)

Tiểu phẩm hài "Phần thưởng"

Tiểu phẩm hài

Ngày phát hành 0:0 | 23/2/2017

Lượt nghe: 1610

Bố của bạn Tèo sẽ "lì xì" nếu như bạn Tèo được điểm tốt đấy các bạn ạ! Không biết bạn ấy có chăm chỉ học tập để lĩnh thưởng, hay sẽ có chuyện gì xảy ra nhỉ? Các bạn cùng theo dõi tiểu phẩm hài "Phần thưởng" nhé! (Văn nghệ thiếu nhi 22/02/2017)

Tạo hình dễ thương của phim hoạt hình "Cô bé tóc xù"

Tạo hình dễ thương của phim hoạt hình

Ngày phát hành 10:36 | 2/10/2023

Lượt nghe: 181

Đoạt giải Cánh diều bạc 2022, “Cô bé tóc xù” (biên kịch: Trần Thị Thanh Tâm, đạo diễn: Phạm Thị Minh Nguyệt) là bộ phim hoạt hình 3D có thời lượng 12 phút, với tạo hình đáng yêu sinh động cùng một cốt truyện dễ thương. Hình ảnh cô bé tóc xù xinh xắn là trung tâm của bộ phim... (Văn nghệ thiếu nhi 20/09/2023)

Tây Nguyên những sắc màu thương nhớ

Tây Nguyên những sắc màu thương nhớ

Ngày phát hành 11:28 | 2/7/2021

Lượt nghe: 636

Tây Nguyên có khí hậu khá ôn hòa, thiên nhiên vẫn giữ được vẻ đẹp nguyên sơ, từ những dòng thác, con suối chảy xuyên qua những vách đá, những cánh rừng xanh bao la. Vùng đất đỏ bazan này còn giúp cho đời sống vật chất của con người thêm dư giả khấm khá nhờ vào những rừng cao su, cà phê, hồ tiêu xanh mướt trải dài. Màu xanh của nền trời, của núi rừng, sắc màu của các loài hoa… đã tạo nên nét đẹp riêng của đất và người Tây Nguyên... (Trang Văn học nghệ thuật tuổi mới lớn 29/06/2021)

Thân thương thềm nhà

Thân thương thềm nhà

Ngày phát hành 16:54 | 26/8/2021

Lượt nghe: 695

Thềm nhà là một phần trong tổng thể kiến trúc của một ngôi nhà. Với chúng ta, thềm nhà là không gian sinh hoạt, vui chơi, chứa đựng bao kỉ niệm, từ thời ấu thơ đến lúc trưởng thành... (Văn nghệ thiếu nhi 23/08/2021)

Thấy gì từ cuộc thi Viết thư quốc tế UPU lần thứ 49

Thấy gì từ cuộc thi Viết thư quốc tế UPU lần thứ 49

Ngày phát hành 0:0 | 7/7/2020

Lượt nghe: 471

Chủ đề của cuộc thi Viết thư quốc tế UPU lần thứ 49 là “Em hãy viết thông điệp gửi một người lớn về thế giới chúng ta đang sống”. Ban tổ chức đã nhận được gần 600 nghìn bức thư dự thi của các bạn học sinh từ 1.500 trường học trên mọi miền đất nước. Nhiều bức thư có sức lay động đặc biệt... (Văn nghệ thiếu nhi 02/07/2020)

Rèn luyện kỹ năng ở thể loại viết thư

Rèn luyện kỹ năng ở thể loại viết thư

Ngày phát hành 0:0 | 18/11/2020

Lượt nghe: 916

Để viết được một bức thư cảm động, truyền tải được nhiều thông điệp đến mọi người, chúng mình cũng cần vận dụng nhiều kỹ năng khác nhau. Kỹ năng cơ bản nhất là gì? Ngoài kỹ năng còn những yếu tố nào khác? Cô Lê Bạch Phượng, giáo viên ngữ văn trường THCS Thăng Long, quận Ba Đình, Hà Nội sẽ trò chuyện với chúng mình về nội dung này. (Văn nghệ thiếu nhi 16/11/2020)

Nguyễn Đăng Hải Nam cây cọ nhí có duyên với giải thưởng

Nguyễn Đăng Hải Nam cây cọ nhí có duyên với giải thưởng

Ngày phát hành 17:13 | 30/7/2022

Lượt nghe: 575

Bạn Nguyễn Đăng Hải Nam (học sinh trường THCS Nguyễn Văn Huyên - Huyện Hoài Đức - Hà Nội) được biết đến là một cây cọ nhí tài năng. Bạn có đam mê vẽ tranh từ khi còn rất nhỏ và bộ sưu tập giải thưởng của bạn cũng rất đáng nể đấy. Đằng sau thành công của bạn ấy là sự ủng hộ hết lòng của mẹ... (Văn nghệ thiếu nhi 20/07/2022)

Nhớ thương ở lại

Nhớ thương ở lại

Ngày phát hành 0:0 | 15/7/2019

Lượt nghe: 917

Là tác giả của nhiều kịch bản sân khấu, nhiều cuốn sách lý luận, báo chí, song với nhà báo nhà thơ Nguyễn Thế Kỷ, thơ luôn là nơi neo giữ tình yêu dành cho gia đình, quê hương, bè bạn. Ở tập thơ thiếu nhi mới xuất bản, nhan đề “Nhớ thương ở lại”, cho thấy một tâm hồn gần gũi với trẻ nhỏ, một tấm lòng người ông nhân hậu bao dung... (Văn nghệ thiếu nhi 15/07/2019)

Nhóm nhạc Dragon Plus với tiếng lòng xuân yêu thương

Nhóm nhạc Dragon Plus với tiếng lòng xuân yêu thương

Ngày phát hành 11:45 | 1/2/2023

Lượt nghe: 130

Nhóm nhạc Dragon Plus được thành lập những năm gần đây bởi các cô chú công tác trong lĩnh vực báo chí và nghệ thuật. Nhóm có tên Dragon do những thành viên đầu tiên của nhóm đều sinh năm Rồng cả. Không chỉ biểu diễn các ca khúc của tuổi thơ mà nhóm còn thực hiện nhiều hoạt động thiện nguyện ý nghĩa nữa đấy... (Văn nghệ thiếu nhi 18/01/2023)

Những bài văn, bài thơ viết về cha mẹ: Dâng đầy nỗi yêu thương

Những bài văn, bài thơ viết về cha mẹ: Dâng đầy nỗi yêu thương

Ngày phát hành 0:0 | 23/4/2018

Lượt nghe: 888

Tình cảm đối với cha mẹ thật cao cả, thiêng liêng. Với các con, dù lứa tuổi nào cũng đều có cách thể hiện, bày tỏ tình cảm yêu quý, thương mến đối với bậc sinh thành. Bạn Phan Anh Thư ở Nghệ An và bạn Đình Anh ở Hà Nội đều đang ở lứa tuổi rất nhỏ, đang học lớp 5 thôi nhưng đã biết thể hiện tình cảm với cha mẹ mình rất chân thực, đầy cảm xúc. (VOV6 Văn nghệ thiếu nhi 23/4/2018)

Những cánh thư nối vòng tay lớn

Những cánh thư nối vòng tay lớn

Ngày phát hành 0:0 | 1/9/2017

Lượt nghe: 1636

Bức thư của bạn Nguyễn Thị Thu Trang (Lớp 9B trường Trung học cơ sở Nguyễn Trãi, huyện Nam sách, tỉnh Hải Dương) đã vinh dự được nhận Giải nhất Quốc gia và Quốc tế trong Cuộc thi viết thư Quốc tế UPU năm vừa qua. Bức thư đã thực sự thuyết phục mọi người khi Thu Trang thể hiện sự hiểu biết sâu sắc về vấn đề được cả thế giới quan tâm đó là di dân và phân biệt chủng tộc, thông qua cái chết thương tâm của cậu bé Aylan Kurdi 3 tuổi trên bờ biển Bodrum ở Thổ Nhĩ Kỳ trong lần vượt biên cùng gia đình để đến với miền đất hứa-trời Âu. (Văn nghệ thiếu nhi 01/9/2017)

Những lá thư thời chiến

Những lá thư thời chiến

Ngày phát hành 0:0 | 7/8/2017

Lượt nghe: 777

Những bức thư - sợi dây duy nhất kết nối người lính với gia đình và quê hương trong những năm đất nước có chiến tranh. Hình ảnh những người lính trên chuyến tàu từ miền Bắc vào miền Nam và khi biết mình sắp nhận nhiệm vụ mới thì không quên nhắc nhở nhau rằng: “Viết thư đi”. Những lá thư khẩn trương như nhịp hành quân. Họ viết thư vào bất cứ thứ gì, có thể xé vội sổ tay, tờ giấy học trò cất giữ trong ba lô, thậm chí cả vỏ bao thuốc lá...Đến chỗ đường chắn tàu, họ ném những lá thư xuống kèm theo lời nhắn: “Chúng tôi đi chiến đấu đây”. Từ bác lao công, cô công nhân hay anh viên chức… đều nhặt thư lên rồi chuyển thư đến từng nhà. Vào chiến trường, cuộc sống của người lính trong quân ngũ; Sau những chặng đường hành quân; Trong và sau mỗi trận đánh họ lại nhờ con chữ nói hộ lòng mình. (Văn nghệ thiếu nhi 04/8/2017)

Những tình cảm thân thương của thiếu nhi thời thơ ấu

Những tình cảm thân thương của thiếu nhi thời thơ ấu

Ngày phát hành 0:0 | 19/3/2018

Lượt nghe: 951

Hình ảnh của mẹ, đặc biệt là tình yêu của mẹ đối với các con là đề tài trung tâm của thơ ca Việt Nam. Vẻ đẹp đấy được các nhà thơ, nhà văn khai thác theo nhiều góc độ khác nhau để tôn vinh người mẹ. Hình ảnh người mẹ hiền trong vần thơ của nhà thơ Trần Đăng Khoa giản dị, mộc mạc nhưng cũng thật cao đẹp. Phần đầu chương trình, các bạn cùng nghe bài thơ “Mẹ ốm” của nhà thơ Trần Đăng Khoa. Tiếp đó là kỉ niệm về những cuốn sách văn học Nga thời thơ ấu trong tản văn “Ngọn lửa thời thơ ấu” của nhà văn Phạm Duy Nghĩa. Phần cuối chương trình, tiểu phẩm vui "Một cuộc thi tài" của BTV Hoàng Hiệp là lời chào tạm biệt với các bạn. (VOV6-Chương trình Văn nghệ Thiếu nhi phát 10h45 ngày 15.03)

Triển lãm “Chia sẻ yêu thương”: Nơi nghệ thuật nồng ấm thương yêu

Triển lãm “Chia sẻ yêu thương”: Nơi nghệ thuật nồng ấm thương yêu

Ngày phát hành 0:0 | 4/6/2018

Lượt nghe: 574

Nhân dịp kỷ niệm 10 năm thành lập, Trung tâm nghệ thuật Sol Art đã tổ chức triển lãm “Chia sẻ yêu thương” tại Nhà triển lãm số 16, phố Ngô Quyền, Hà Nội, như một dấu mốc nghệ thuật đáng nhớ trên hành trình sáng tạo. Không chỉ mang giá trị nghệ thuật, triển lãm còn là nơi chia sẻ yêu thương của Trung tâm tới bạn Trương Thị Nhung, tỉnh Lạng Sơn- một bạn học trò có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, nhưng có thành tích học tập đáng nể. Chị Thúy Quỳnh đã tham dự và có đôi điều cảm nhận về triển lãm. (VOV6 Văn nghệ thiếu nhi 30/05/2018)

Tìm về giải thưởng Tự Lực văn đoàn

Tìm về giải thưởng Tự Lực văn đoàn

Ngày phát hành 0:0 | 16/5/2019

Lượt nghe: 636

Sở dĩ giải thưởng văn chương Tự Lực văn đoàn có sức thuyết phục và giá trị cao là bởi ban giám khảo chấm giải đều là những “ngôi sao” trên vòm trời văn chương Việt Nam lúc bấy giờ như Nhất Linh, Khái Hưng, Hoàng Đạo, Thạch Lam, Thế Lữ, Tú Mỡ, kì giải chót có thêm Xuân Diệu. Công chúng, độc giả tin tưởng vào “con mắt xanh” của những người tâm huyết với văn chương, lập ra giải thưởng và trao giải bằng nguồn kinh phí tự lực...(Tìm trong kho báu phát 16/05/2019)

Đặc sắc bản "Kim Vân Kiều tân truyện” lưu trữ tại Thư viện Anh quốc

Đặc sắc bản

Ngày phát hành 0:0 | 4/12/2020

Lượt nghe: 1273

Đến nay, theo thống kê khá đầy đủ, đã có trên 30 bản dịch “Truyện Kiều” ra ngót 20 thứ tiếng nước ngoài, trong đó có 13 bản tiếng Pháp, 10 bản Hán văn và Trung văn, các bản dịch tiếng Nga, Anh, Nhật, Đức, Tiệp, Hungari, Rumani, Hàn Quốc, v.v… Các học giả quốc tế đều đồng thanh ca ngợi “Truyện Kiều” là tác phẩm xứng đáng nhất của nền thơ cổ điển Việt Nam và Nguyễn Du là nhà thơ lớn có một không hai của dân tộc. Tại Thư viện Anh quốc hiện vẫn còn lưu giữ bản “Kim Vân Kiều tân truyện” gồm cả phần lời và phần tranh vẽ minh họa được cho là của tác giả thời Nguyễn...(Tìm trong kho báu phát 03/12/2020

CCTT Vịt nhớ vịt thương - Buồn khi ai đó đổi thay!

CCTT Vịt nhớ vịt thương - Buồn khi ai đó đổi thay!

Ngày phát hành 0:0 | 13/6/2018

Lượt nghe: 619

Làng xóm và đồng ruộng đã bao đời gắn bó với nông dân. Thế nhưng trong thời buổi kinh tế thị trường nhiều người trong số đó phải rời quê đi làm ăn xa. Có biết bao câu chuyện đắng chát xảy đến với họ khi mưu sinh chốn thị thành. Sức hút của đồng tiền và vật chất có lúc đã đưa họ đi quá xa với những hạnh phúc nhỏ bé của mình. Sau tất cả, ước muốn tìm về quê hương với những gì thân quen, yên ả vẫn luôn là điều mà họ khao khát nhất.

CCTT Vịt nhớ vịt thương - Chuyện buồn vui của người nông dân nơi phố thị

CCTT Vịt nhớ vịt thương - Chuyện buồn vui của người nông dân nơi phố thị

Ngày phát hành 0:0 | 13/6/2018

Lượt nghe: 3226

Làng xóm và đồng ruộng đã bao đời gắn bó với nông dân. Thế nhưng trong thời buổi kinh tế thị trường nhiều người trong số đó phải rời quê đi làm ăn xa. Có biết bao câu chuyện đắng chát xảy đến với họ khi mưu sinh chốn thị thành. Sức hút của đồng tiền và vật chất phải chăng đã đưa họ đi quá xa hạnh phúc của mình. Sau tất cả, ước muốn tìm về với những gì thân quen, yên ả nơi quê nhà vẫn là điều mà họ ước ao nhất!

Câu chuyện truyền thanh "Hạnh phúc ở đâu": Đâu là thước đo đong đếm tình cảm?

Câu chuyện truyền thanh

Ngày phát hành 0:0 | 18/10/2017

Lượt nghe: 2032

Một cô gái có những quan niệm về tình yêu mang đậm màu sắc vật chất nên muốn người yêu phải luôn trao những món quà đắt tiền nhằm chứng minh tình cảm của mình… Quan niệm ấy đã khiến người yêu cô thất vọng. Chia tay người yêu, cô bị mẹ sốt ruột chuyện chồng con nên mai mối cho nhiều người… Bao bi hài đã xảy ra với cô, khiến cô hiểu, mình đã đánh mất gì….

Mùa yêu thương: Ghi dấu bước chân của những người lính quân y quả cảm!

 Mùa yêu thương: Ghi dấu bước chân của những người lính quân y quả cảm!

Ngày phát hành 17:55 | 26/11/2021

Lượt nghe: 1193

Vở kịch kể về những bác sỹ chiến sỹ đi vào vùng tâm dịch chi viện cho những điểm nóng về y tế của TP Hồ Chí Minh thời điểm Covid 19 bùng phát. Hành trang họ mang theo không chỉ là bàn tay, khối óc, sự tận tâm của người thày thuốc mà còn là cả con tim ấm nóng nghĩa đồng bào. Bình yên có ở nơi họ đi qua dù đau thương mất mát là điều khó tránh khỏi... Tác phẩm như một bản đàn trầm mặc đầy yêu thương cổ vũ cho những tâm hồn, những trái tim chiến thắng!

Kịch "Câu chuyện ngày mưa": Biết yêu thương từ những điều giản dị

Kịch

Ngày phát hành 0:0 | 9/5/2016

Lượt nghe: 3237

Với những người làm cha làm mẹ thì việc dành tình thương sự quan tâm tới con cái không chỉ là việc lo cho con sự đủ đầy về vật chất mà quan trọng hơn thế là phải khích lệ ý thức tự hoàn thiện về nhân cách của con mình. Bằng tình yêu thương và thông qua những câu chuyện giản dị chúng ta có thể bồi đắp được lòng nhân ái và khát vọng vươn lên cho thế hệ trẻ hôm nay… TG: Minh Luyến viết dựa theo một truyện ngắn của nước ngoài

Kịch ngắn "Muôn vàn tình thương yêu"

Kịch ngắn

Ngày phát hành 0:0 | 30/8/2019

Lượt nghe: 6991

Ngày 02 tháng 09 năm 2019, Quốc khánh Nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đồng thời còn mang dấu ấn vô cùng đặc biệt, dấu ấn 50 năm Chủ tịch Hồ Chí Minh - Bác Hồ kính yêu mãi mãi đi xa, 50 năm toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta thực hiện Di chúc thiêng liêng của Bác. Suốt cả cuộc đời vì nước, vì dân, trước khi về với thế giới người hiền, Người đã để lại muôn vàn tình thương yêu cho toàn Đảng, toàn dân ta và cả bạn bè quốc tế. Chương trình Sân khấu truyền thanh của Đài Tiếng nói Việt Nam xin gửi tới quý vị và các bạn chùm tiểu phẩm sân khấu thể hiện hình tượng Bác Hồ kính yêu được thu thanh trong Chương trình chính luận - nghệ thuật mang tên: “MUÔN VÀN TÌNH THƯƠNG YÊU”

Kịch ngắn Nắng chiếu qua khung cửa sổ: Món quà của tình yêu thương con trẻ!

Kịch ngắn Nắng chiếu qua khung cửa sổ: Món quà của tình yêu thương con trẻ!

Ngày phát hành 13:32 | 21/9/2021

Lượt nghe: 600

Một chú bé thấy mình cô đơn lạc lõng khi mái ấm gia đình tan vỡ vì bố mẹ cậu chia tay. Cuộc sống xung quanh bỗng trở nên khó khăn hơn khi cậu liên tục gây ra những chuyện không hay ở trường. Cánh cửa nào mở ra cho tâm hồn em được trở lại với thế giới tuổi thơ tươi vui của mình?

Kịch nói "Người yêu của cha tôi":Khi những toan tính vụ lợi nhân danh tình thương

Kịch nói

Ngày phát hành 0:0 | 25/7/2017

Lượt nghe: 1979

"Gà trống nuôi con" khi con cái lớn lên, trưởng thành, cô đơn, buồn bã, ông bố trong câu chuyện kịch đã dần tìm thấy niềm vui cùng người phụ nữ đồng cảnh ngộ. Vậy nhưng, các con của ông không chấp nhận tình cảm của cha mình vì sự ích kỷ, toan tính nhỏ nhen. Mấy anh em, vợ chồng đã xúm lại, cùng cố ngăn cản cuộc tình muộn này. Chuyện tình cảm của người cha già liệu có tìm được kết thúc có hậu?

Kịch nói: Khi con tim biết yêu thương (Phần 1)

Kịch nói: Khi con tim biết yêu thương (Phần 1)

Ngày phát hành 0:0 | 29/12/2015

Lượt nghe: 2375

Nhân vật trung tâm là đại tá công an tên Đại. Trong một vụ án buôn bán ma túy, anh bất ngờ nhận ra, thủ phạm lại là người yêu cũ. Cô sẵn sàng nhận tội với thái độ bất cần đời khiến anh rất băn khoăn… Tìm hiểu hoàn cảnh, biết được sự thất vọng sâu sắc của người phụ nữ này với đứa con duy nhất, Đại làm mọi cách có thể để cô không cảm thấy cuộc đời bế tắc và thêm hy vọng.

Kịch nói: Khi con tim biết yêu thương (Phần 2)

Kịch nói: Khi con tim biết yêu thương (Phần 2)

Ngày phát hành 0:0 | 29/12/2015

Lượt nghe: 1661

Nhân vật trung tâm là đại tá công an tên Đại. Trong một vụ án buôn bán ma túy, anh bất ngờ nhận ra, thủ phạm lại là người yêu cũ. Cô sẵn sàng nhận tội với thái độ bất cần đời khiến anh rất băn khoăn… Tìm hiểu hoàn cảnh, biết được sự thất vọng sâu sắc của người phụ nữ này với đứa con duy nhất, Đại làm mọi cách có thể để cô không cảm thấy cuộc đời bế tắc và thêm hy vọng.

Kịch nói: Khi con tim biết yêu thương (Phần 3)

Kịch nói: Khi con tim biết yêu thương (Phần 3)

Ngày phát hành 0:0 | 29/12/2015

Lượt nghe: 1620

Nhân vật trung tâm là đại tá công an tên Đại. Trong một vụ án buôn bán ma túy, anh bất ngờ nhận ra, thủ phạm lại là người yêu cũ. Cô sẵn sàng nhận tội với thái độ bất cần đời khiến anh rất băn khoăn… Tìm hiểu hoàn cảnh, biết được sự thất vọng sâu sắc của người phụ nữ này với đứa con duy nhất, Đại làm mọi cách có thể để cô không cảm thấy cuộc đời bế tắc và thêm hy vọng.

Vẫn chưa đến Tết: Trở về để được yêu thương!

Vẫn chưa đến Tết: Trở về để được yêu thương!

Ngày phát hành 20:0 | 10/2/2024

Lượt nghe: 1147

Những ngày giáp Tết, nhìn dòng người xuôi ngược về quê, những người cha người mẹ vẫn luôn có tâm lý mong ngóng con về. Niềm vui của ngày đoàn tụ đối với họ không hẳn là quà to quà nhỏ, mâm cao cỗ đầy mà chính là cảm giác ấm áp, yên bình khi được bên cạnh người thân! Giây phút quây quần bên nhau mọi người cùng nhớ lại những câu chuyện cũ… Từng năm tháng như được nối dài bởi niềm hạnh phúc và sự yêu thương!

Phong cách - Dấu ấn làm nên thương hiệu nghệ thuật

Phong cách - Dấu ấn làm nên thương hiệu nghệ thuật

Ngày phát hành 0:0 | 8/1/2015

Lượt nghe: 1182

Nghệ thuật rất cần những dấu ấn riêng, những nét cá tính của người sáng tạo - phong cách nghệ thuật!!! Với sân khấu - nghệ thuật tổng hợp, với nhiều thành phần sáng tạo việc tạo dựng phong cách nhất quán cho mỗi tác phẩm, yếu tố làm nên phong cách nghệ thuật thật sự cần thiết với các nhà quản lý đơn vị biểu diễn...Đó là nội dung cuộc trò chuyện cùng nhà nghiên cứu sân khấu Nguyễn Văn Thành (Tím hiểu NT sân khấu 7/1/2015)

Kịch tình huống "Ước mơ không bình thường": Thông điệp từ thế giới trẻ thơ

Kịch tình huống

Ngày phát hành 0:0 | 9/3/2015

Lượt nghe: 1736

Sống trong sự quan tâm, chăm sóc đủ đầy của cha mẹ, nhưng cậu bé trong câu chuyện lại có ước mơ "không bình thường" khiến những người lớn thấy "sốc"... Vậy điều không bình thường này cần uốn nắn, hay chính sự toan tính, khô cằn trong chúng ta đa biến suy nghĩ của con trẻ trở nên không bình thường.

Liên hoan phim Quốc tế Hà Nội: Làm gì để nâng tầm thương hiệu?

Liên hoan phim Quốc tế Hà Nội: Làm gì để nâng tầm thương hiệu?

Ngày phát hành 10:58 | 10/11/2022

Lượt nghe: 1758

Liên hoan phim Quốc tế Hà Nội lần thứ 6 diễn ra từ 8/11 đến 12/11 tại thủ đô Hà Nội. Sau 5 kỳ tổ chức, Liên hoan đã dần khẳng định được chất lượng, thu hút được nhiều tên tuổi của điện ảnh khu vực và quốc tế tham dự. Tuy nhiên, làm gì để định hình và xây dựng thành một thương hiệu Liên hoan phim quốc tế có tầm vóc là một bài toán khó. Phóng viên Ban Văn học - Nghệ thuật VOV6 cùng bàn luận với đạo diễn Lương Đình Dũng về chủ đề này... (Đối thoại mở 09/11/2022)

Điện ảnh Việt: Làm gì để dung hòa giữa nghệ thuật và thương mại?

Điện ảnh Việt: Làm gì để dung hòa giữa nghệ thuật và thương mại?

Ngày phát hành 16:32 | 19/11/2021

Lượt nghe: 1354

Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 22 có chủ đề “Xây dựng nền công nghiệp điện ảnh Việt Nam giàu bản sắc dân tộc, hiện đại và nhân văn” diễn ra từ ngày 18 đến 20/11 tại thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế. Yếu tố quan trọng để có một liên hoan phim thành công là chất lượng phim, hai năm qua bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19, các nghệ sĩ đã nỗ lực và có nhiều tác phẩm được dư luận đánh giá cao, một số phim ra rạp đạt được doanh thu ấn tượng. Tuy nhiên, phần lớn các phim do các hãng tư nhân sản xuất và thuộc về dòng phim thương mại. Làm thế nào để xây dựng và phát triển điện ảnh Việt có sự dung hòa giữa nghệ thuật và thương mại? Trong chương trình Đối thoại mở của Ban Văn học - Nghệ thuật tuần này, phóng viên VOV6 trao đổi với nhà biên kịch Đinh Thiên Phúc về chủ đề này. (Đối thoại mở 17/11/2021)

Phim Việt tranh giải quốc tế: Gian nan định vị thương hiệu

Phim Việt tranh giải quốc tế: Gian nan định vị thương hiệu

Ngày phát hành 9:22 | 13/1/2022

Lượt nghe: 1680

Nhắc đến đấu trường quốc tế trong lĩnh vực điện ảnh thì không thể không nhắc đến những liên hoan phim, những giải thưởng danh giá như giải Oscar, liên hoan phim Cannes, liên hoan phim Berlin. Chạm tay vào những giải thưởng này hẳn là giấc mơ của rất nhiều nhà làm phim, các đạo diễn, các diễn viên và đây cũng là một trong những yếu tố giúp định vị thương hiệu trên bản đồ điện ảnh thế giới. Thế nhưng, hành trình đối với phim Việt vẫn còn gian nan và cũng còn nhiều vấn đề cần bàn luận. Trong chương trình Đối thoại mở của Ban Văn học - Nghệ thuật tuần này, phóng viên VOV6 đối thoại với nhà biên kịch Đoàn Tuấn, Phó Tổng biên tập Tạp chí thế giới Điện ảnh xung quanh chủ đề này. (Đối thoại mở 12/01/2022)

Tác giả trẻ - Hành trình phía sau những giải thưởng

Tác giả trẻ - Hành trình phía sau những giải thưởng

Ngày phát hành 10:48 | 6/4/2023

Lượt nghe: 1045

Những năm gần đây trên văn đàn xuất hiện nhiều cuộc thi văn chương từ quy mô tỉnh thành, các bộ ngành đến quốc gia dành cho tác giả trẻ. Đây là một tín hiệu đáng mừng cho văn học nước nhà bởi nhiều gương mặt trẻ được phát hiện, được động viên. Nhưng sau khi nhận giải thưởng, liệu họ có tiếp tục đam mê và theo đuổi đến cùng trên con đường văn chương? Trong chương trình Đối thoại mở của Ban Văn học - Nghệ thuật tuần này, phóng viên VOV6 có cuộc trao đổi với nhà văn Tống Phước Bảo, một trong những tác giả trẻ có nhiều đóng góp và tham gia văn đàn rất năng động về chủ đề này. (Đối thoại mở 05/4/2023)

Nhà văn và giải thưởng: "Tấm áo có làm nên thày tu?"

Nhà văn và giải thưởng:

Ngày phát hành 0:0 | 15/10/2018

Lượt nghe: 1497

Giải thưởng Văn học nghệ thuật là nhằm để vinh danh, đánh giá thành quả lao động của các văn nghệ sĩ miệt mài sáng tạo. Vậy nhưng, chất lượng các tác phẩm được trao và sức lan tỏa từ giải thưởng này đến với công chúng lại là câu chuyện dài với rất nhiều băn khoăn (Đối thoại mở/10-10-2018)

Nghệ sỹ trẻ với đề tài thương binh liệt sỹ - những thử thách và giới hạn sáng tạo

Nghệ sỹ trẻ với đề tài thương binh liệt sỹ - những thử thách và giới hạn sáng tạo

Ngày phát hành 9:26 | 21/7/2021

Lượt nghe: 1559

“Anh làm sao tắt ngọn gió ký ức vẫn thổi không sao nguôi được những dặm đường đã qua trong chiến tranh…” (Những ngọn gió kí ức - Thơ Ngô Thế Oanh) / Kí ức chiến tranh chưa bao giờ nguôi trong tâm trí người trong cuộc và cứ mỗi dịp kỉ niệm, kí ức ấy lại trở về, như những ngày tháng 7 này. Tác phẩm văn học nghệ thuật về chiến tranh, hậu chiến, về đề tài thương binh liệt sỹ và người có công với đất nước, dân tộc luôn là một mảng sáng tác tạo được nhiều rung động, sự quan tâm của nhiều thế hệ văn nghệ sỹ. “Nghệ sỹ trẻ với đề tài thương binh liệt sỹ - những thử thách và giới hạn sáng tạo” là nội dung mà chương trình Đối thoại mở của Ban Văn học Nghệ thuật VOV6 thực hiện, với sự tham gia của hai khách mời thế hệ 8X: Đạo diễn Vũ Minh Phương (công tác tại Điện ảnh Quân đội nhân dân) và nhà thơ Lữ Mai (công tác tại báo Nhân dân). (Đối thoại mở 21/07/2021)

Trần Văn Thước - nhà văn đứng viết trên đôi chân kỳ diệu

Trần Văn Thước - nhà văn đứng viết trên đôi chân kỳ diệu

Ngày phát hành 8:50 | 19/5/2021

Lượt nghe: 1892

Sinh năm 1954, đến năm 1979, khi 25 tuổi, Trần Văn Thước bất ngờ bị tai nạn lao động, đứt tủy, chấn thương cột sống, tỉ lệ thương tật hơn 80%. Vượt qua ranh giới giữa sống và chết, ông trở về đời thường với đôi chân bại liệt, trở thành một nhà văn sở hữu nhiều giải thưởng văn chương uy tín, có sức lan tỏa sâu sắc tới cộng đồng. Bao nhiêu năm nay, ông kiên trì đứng viết. Giữ cho mình đứng thẳng cũng là thái độ sống và viết của một nhà văn… (Đối thoại mở 19/05/2021)

Tranh chép và câu chuyện thưởng thức hội họa

Tranh chép và câu chuyện thưởng thức hội họa

Ngày phát hành 0:0 | 25/4/2019

Lượt nghe: 1179

Nạn tranh giả, sao chép tranh tràn lan khiến cho nhiều họa sĩ cảm thấy xót xa, bất lực. Đây là câu chuyện không mới, nhưng cũng chưa bao giờ cũ. PV VOV6 đối thoại với nhà nghiên cứu mỹ thuật Phạm Long xung quanh chủ đề này. (Đối thoại mở 24/4/2019)

NSNA Lại Diễn Đàm - Người "say" những khoảnh khắc đời thường

NSNA Lại Diễn Đàm - Người

Ngày phát hành 10:8 | 18/7/2022

Lượt nghe: 427

Nghệ sĩ nhiếp ảnh Lại Diễn Đàm là cái tên quen thuộc trong giới nhiếp ảnh nghệ thuật Việt Nam. Say chụp ảnh từ những năm 60 của thế kỷ trước, với chiếc máy ảnh Feetd giản đơn của Liên Xô (trước đây), cho tới hôm nay, dù đã ở tuổi 70, ông vẫn miệt mài theo đuổi niềm đam mê nhiếp ảnh. Với thế mạnh chụp ảnh đời thường, những tác phẩm ảnh của ông tiếp cận hiện thực nhưng lại mang cảm xúc lãng mạn như làn gió mát lành mang đầy hương sắc, giúp khơi gợi những cảm xúc tốt đẹp cho người xem. (Hành trình Sáng tạo 17/7/2022)

NSND Nguyễn Như Vũ - Người lưu giữ ký ức qua những thước phim

NSND Nguyễn Như Vũ - Người lưu giữ ký ức qua những thước phim

Ngày phát hành 10:18 | 8/6/2023

Lượt nghe: 1013

Hơn 40 năm gắn bó với nghệ thuật thứ bảy, nghệ sĩ nhân dân Nguyễn Như Vũ đã hoàn thành hơn 100 bộ phim tài liệu và khoa học. Tên tuổi ông gắn liền với tác phẩm dung dị, chân thực mà giàu cảm xúc như Người thắp lửa, Đất trắng, Gian nan hạnh phúc. Ông cũng là tác giả vinh dự được nhận Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật lần thứ 6. (Hành trình Sáng tạo 04/6/2023)

Đạo diễn Phan Huyền Thư và dấu ấn với dòng phim tài liệu

Đạo diễn Phan Huyền Thư và dấu ấn với dòng phim tài liệu

Ngày phát hành 10:20 | 4/4/2023

Lượt nghe: 342

Sinh năm 1972 tại Hà Nội, Phan Huyền Thư là một nhà thơ, đạo diễn - nhà biên kịch chung thủy với dòng phim tài liệu. Các tác phẩm tiêu biểu của chị như: Cha mẹ xin lỗi con, Quyền được học, Mẹ - con đã về, Cuộc đua, Cuộc đời sau trang sách… Dù ở vị trí biên kịch hay đạo diễn, Phan Huyền Thư luôn bộc lộ năng lượng nghệ thuật dồi dào cùng tình yêu tha thiết với cuộc sống. Chị nhận được nhiều giải thưởng nghề nghiệp uy tín tại các Liên hoan phim điện ảnh và truyền hình, Giải cánh diều của Hội điện ảnh Việt Nam, Giải báo chí Quốc gia. Một số tác phẩm của chị được mua bản quyền phát sóng ở nước ngoài, tham dự nhiều Liên hoan phim tài liệu quốc tế và được công chiếu ở các trường đại học lớn trên thế giới… (Hành trình sáng tạo 02/04/2023)

Đạo diễn, NSND Nguyễn Thước: Người làm phim tài liệu bằng cảm xúc

Đạo diễn, NSND Nguyễn Thước: Người làm phim tài liệu bằng cảm xúc

Ngày phát hành 10:45 | 30/8/2021

Lượt nghe: 1138

Nhắc đến Đạo diễn, NSND Nguyễn Thước, người ta nhớ đến những tác phẩm điện ảnh hướng đến đề tài nóng vẫn còn nguyên tính thời sự, trong bối cảnh đất nước chuyển mình, với những quan niệm đổi thay giữa cái cũ và cái mới. Con đường đến với phim tài liệu của NSND Nguyễn Thước trải qua hai thời kỳ: khi ông là một nhà quay phim và sau này là một đạo diễn. Dù khi cầm máy quay hay khi trở thành người chịu trách nhiệm chỉ đạo thực hiện một tác phẩm điện ảnh, góc nhìn của ông luôn mang nhiều xúc cảm. (Hành trình Sáng tạo 29/08/2021)

Nghệ sĩ Diễm Hương - Kép đào thương trên sân khấu kịch nói

Nghệ sĩ Diễm Hương - Kép đào thương trên sân khấu kịch nói

Ngày phát hành 16:28 | 30/11/2021

Lượt nghe: 466

Sở hữu một ngoại hình ưa nhìn, lối diễn xuất nội tâm lôi cuốn người xem, nghệ sĩ Diễm Hương là gương mặt trẻ tài năng, nhiều triển vọng của sân khấu Kịch Thủ đô cũng như nước nhà. (Hành trình Sáng tạo 28/11/2021)

Nghệ sĩ nhiếp ảnh Bùi Đăng Thanh: Người thương binh đam mê nhiếp ảnh

Nghệ sĩ nhiếp ảnh Bùi Đăng Thanh: Người thương binh đam mê nhiếp ảnh

Ngày phát hành 10:54 | 22/3/2023

Lượt nghe: 488

Hơn 40 năm qua, chỉ bằng một cánh tay trái, nghệ sỹ nhiếp ảnh Bùi Đăng Thanh đã cần mẫn ghi lại những khoảnh khắc đẹp của cuộc sống qua ống kính nhiếp ảnh. Với nỗ lực vượt lên hoàn cảnh, vượt lên chính mình để chinh phục nghệ thuật nhiếp ảnh, ông đã được Hội Nghệ sỹ Nhiếp ảnh Việt Nam, Nghệ sỹ Nhiếp ảnh quốc tế ghi nhận và phong các tước hiệu cao quý: Nghệ sỹ Nhiếp ảnh xuất sắc Việt Nam, Nghệ sỹ Nhiếp ảnh Quốc tế (Hành trình Sáng tạo 19/3/2023).

Đỗ Thị Huyền Trang: Người “làm mới” những thước phim tài liệu

Đỗ Thị Huyền Trang: Người “làm mới” những thước phim tài liệu

Ngày phát hành 0:0 | 9/7/2019

Lượt nghe: 779

Bằng tình yêu phim tài liệu và sức trẻ, đạo diễn, nhà biên kịch Đỗ Thị Huyền Trang đã không ngại dấn thân, hướng ống kính về những đề tài được xã hội quan tâm. (Hành trình Sáng tạo 07/07/2019)

Nghệ sĩ sáo flute Lê Thư Hương - Thăng hoa với sắc màu

Nghệ sĩ sáo flute Lê Thư Hương - Thăng hoa với sắc màu

Ngày phát hành 15:17 | 25/10/2023

Lượt nghe: 1121

Lê Thư Hương là nghệ sĩ sáo flute nổi tiếng. Sau khi tốt nghiệp Tiến sĩ ở Mỹ, chị mang theo tình yêu sáo flute trở về nước, giảng dạy tại Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam và biểu diễn tại Dàn nhạc giao hưởng Hà Nội cũng như các dàn nhạc giao hưởng khác. Chị thường xuất hiện trong các concert cổ điển ở trong nước và tham gia nhiều tour diễn quốc tế. Vẫn biết có một tình yêu và gắn bó với cây sáo như lẽ sống, nhưng ít ai biết, ở người nghệ sĩ này, còn có một mối duyên thầm với nghệ thuật hội họa. Trong chương trình “Tôi và Tôi” hôm nay, hãy cùng Thúy Quỳnh khám phá một cái Tôi khác của nghệ sĩ sáo flute Lê Thư Hương. (Tôi và Tôi 26/10/2023)

Nhà văn Nguyễn Phúc Lộc Thành và cõi thương trường

Nhà văn Nguyễn Phúc Lộc Thành và cõi thương trường

Ngày phát hành 16:41 | 4/4/2022

Lượt nghe: 616

Mê văn chương, mê kinh doanh, mê sưu tầm. Anh có thể ngồi một nơi để viết về những câu chuyện của cuộc sống. Anh cũng có thể làm ngắn khoảng cách đến mọi miền bằng tốc độ. Anh là nhà văn - doanh nhân Nguyễn Phúc Lộc Thành. (Tôi và Tôi, ngày 27/03/2022)

Quảng bá thương hiệu quốc gia Liên hoan Phim Việt Nam

Quảng bá thương hiệu quốc gia Liên hoan Phim Việt Nam

Ngày phát hành 0:0 | 5/8/2020

Lượt nghe: 444

Cục Điện ảnh (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng Đề án với mục tiêu xây dựng, quảng bá, nâng tầm và phát triển LHP Việt Nam trở thành thương hiệu quốc gia, thu hút công chúng trong nước và bạn bè quốc tế. (Làn sóng nghệ thuật 31/7/2020)

Những thước phim âm bản của phóng viên chiến trường Đỗ Kết

Những thước phim âm bản của phóng viên chiến trường Đỗ Kết

Ngày phát hành 0:0 | 14/6/2020

Lượt nghe: 534

Gia đình phóng viên Đỗ Kết tặng Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam 200 phim âm bản của ông ghi lại những khoảnh khắc về cuộc sống, chiến đấu, học tập của phụ nữ và nhân dân Đông Nam Bộ trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước. (Làn sóng nghệ thuật 05/6/2020)

Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh nhận Giải thưởng lớn “Hiệp sĩ Dế mèn” với tác phẩm “Làm bạn với bầu trời”

Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh nhận Giải thưởng lớn “Hiệp sĩ Dế mèn” với tác phẩm “Làm bạn với bầu trời”

Ngày phát hành 0:0 | 17/10/2020

Lượt nghe: 481

“Giải thưởng thiếu nhi Dế mèn” thu hút hơn một trăm tác phẩm dự thi với đầy đủ các loại hình nghệ thuật. Kết quả giải thưởng phán ánh được phần nào bức tranh toàn cảnh về nghệ thuật thiếu nhi trong thời gian qua. (Làn sóng nghệ thuật 02/10/2020)

Trao Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật

Trao Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật

Ngày phát hành 9:11 | 19/5/2023

Lượt nghe: 641

Sáng nay, tại Nhà hát lớn Hà Nội diễn ra Lễ trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước về VHNT năm 2022 cho 128 tác giả, đồng tác giả. Trong đó, có 16 tác giả, đồng tác giả được tặng, truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh, gồm: nhạc sĩ Văn Ký; họa sĩ Bùi Trang Chước; tác giả Hoàng Châu Ký; nhà viết kịch Nguyễn Xuân Trình; nhà văn Nguyễn Xuân Đức; nhà thơ Hoàng Trung Thông; nhà văn Bùi Hiển; NSUT Phan Thế Dõng; nhạc sĩ Hồng Đăng; NSNA Chu Chí Thành; NSNA Võ An Khánh; NSND Đặng Hùng; NSND Vũ Việt Cường; NSND Lê Văn Khình; NSND Ứng Duy Thịnh; NSND Nguyễn Thị Hiển. Có 112 tác giả, đồng tác giả được tặng, truy tặng Giải thưởng Nhà nước về VHNT. Nhạc sĩ Trần Nhật Dương (nguyên Phó Trưởng ban phụ trách Ban Âm nhạc VOV3 Đài Tiếng nói Việt Nam) được tặng Giải thưởng Nhà nước về VHNT đợt này. (Làn sóng nghệ thuật 19/5/2023)

Tặng thưởng tác phẩm lý luận, phê bình văn học nghệ thuật 2018

Tặng thưởng tác phẩm lý luận, phê bình văn học nghệ thuật 2018

Ngày phát hành 0:0 | 3/8/2019

Lượt nghe: 617

86 tác phẩm (sách; bài viết; chương trình phát thanh) được các cơ quan, đơn vị đề nghị xét tặng thưởng. Hội đồng LLPB VHNT TƯ quyết định tặng thưởng cho 15 tác phẩm, trong đó giải A: 4 tác phẩm; giải B: 6 tác phẩm; giải C: 5 tác phẩm. (Làn sóng nghệ thuật 02/8/2019)

Mùa yêu thương: Triển lãm của nhóm họa sĩ Saigon Art Gallery

Mùa yêu thương: Triển lãm của nhóm họa sĩ Saigon Art Gallery

Ngày phát hành 22:35 | 26/2/2023

Lượt nghe: 178

Triển lãm tranh “Mùa yêu thương” giới thiệu hơn 100 tác phẩm của nhóm họa sĩ S.A.G (Saigon Art Gallery) gồm 6 thành viên: Tạ Thị Bê, Nguyễn Văn Thạnh, Vũ Thị Cúc, Nguyễn Hoàng Diệu, Đinh Thảo Nguyên, Hữu Thanh Tùng. Với các chất liệu như sơn dầu, acrylic, màu nước, triển lãm mang đến nhiều cung bậc xúc cảm cho người xem. (Làn sóng nghệ thuật)

Hội trại điêu khắc 30 +: Thích ứng linh hoạt với trạng thái bình thường mới

Hội trại điêu khắc 30 +: Thích ứng linh hoạt với trạng thái bình thường mới

Ngày phát hành 11:20 | 24/10/2021

Lượt nghe: 386

Với thông điệp “Ai ở đâu sáng tác ở đấy”, Hội trại điêu khắc 30 + lần thứ hai được tổ chức online. Tuy quy mô của Hội trại nhỏ hơn lần thứ nhất vì diễn ra trong điều kiện và hoàn cảnh đặc biệt do dịch bệnh Covid-19 nhưng cho thấy tình yêu dành cho nghệ thuật và quyết tâm vượt qua khó khăn của các thành viên tham dự Hội trại. (Làn sóng nghệ thuật 15/10/2021)

Gìn giữ những thước phim quý: Hành trình không giới hạn

Gìn giữ những thước phim quý: Hành trình không giới hạn

Ngày phát hành 23:14 | 28/9/2021

Lượt nghe: 445

Trong bối cảnh chuyển đổi số mạnh mẽ như hiện nay, việc số hóa phim Việt cũng như cách thức khai thác, sử dụng, phổ biến giới thiệu đến khán giả trong và ngoài nước cũng đứng trước nhiều thách thức. Làm thế nào lưu giữ được những thước phim quý và để những thước phim không chỉ “nằm im” lãng phí trong kho, mà có thể đến với đông đảo công chúng theo cách dễ tiếp cận nhất? (Kỳ 1 loạt phóng sự “Bảo tồn, số hóa phim Việt – Đánh thức giá trị kho phim quý"). (Làn sóng nghệ thuật 21/9/2021)

Hình tượng Bác Hồ trong chương trình nghệ thuật “Muôn vàn tình thương yêu”

Hình tượng Bác Hồ trong chương trình nghệ thuật “Muôn vàn tình thương yêu”

Ngày phát hành 0:0 | 16/8/2019

Lượt nghe: 600

Bốn trích đoạn kịch “Miền Nam trong trái tim Người”, “Đêm giao thừa”, “Nỗi đau”, “Phải có tình đồng chí thương yêu lẫn nhau” do Ban Văn học - Nghệ thuật VOV6 sản xuất. (Làn sóng nghệ thuật 16/8/2019)

Điện ảnh tài liệu: Những thước phim sinh động về cuộc sống

Điện ảnh tài liệu: Những thước phim sinh động về cuộc sống

Ngày phát hành 20:48 | 17/4/2022

Lượt nghe: 455

Những năm qua, điện ảnh tài liệu nước ta như được thổi một làn gió mới với sự bứt phá của nhiều nhà làm phim, xuất hiện nhiều nhà làm phim trẻ và có sự khác biệt từ cách tiếp cận đề tài đến hình thức thể hiện. Tuy nhiên, với đặc trưng thể loại, phim tài liệu phải vừa làm sao đồng hành cùng cuộc sống , phản ánh sự thật, vừa chạm đến cảm xúc, trái tim của người xem, để tìm lại được vị trí xứng đáng trong nền điện ảnh nước nhà vẫn là câu hỏi khó giải đáp không chỉ với những nhà làm phim. Đây là nội dung kỳ 1 loạt phóng sự “Phim tài liệu: Làm sao để chạm đến cảm xúc khán giả?”. (Làn sóng nghệ thuật)

Giải thưởng Bùi Xuân Phái - Vì tình yêu Hà Nội 2019

Giải thưởng Bùi Xuân Phái - Vì tình yêu Hà Nội 2019

Ngày phát hành 0:0 | 26/8/2019

Lượt nghe: 654

Lế trao giải diễn ra chiều 27/8. Các đề cử là những tác phẩm, ý tưởng, việc làm mang nhiều ý nghĩa vì mảnh đất nghìn năm văn hiến. (Làn sóng nghệ thuật 27/8/2019)

Giải thưởng Hội Nhạc sĩ Việt Nam 2018: Chưa có những sáng tạo nổi bật

Giải thưởng Hội Nhạc sĩ Việt Nam 2018: Chưa có những sáng tạo nổi bật

Ngày phát hành 0:0 | 27/1/2019

Lượt nghe: 656

Nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân (Chủ tịch Hội Nhạc sĩ Việt Nam): "Các hội đồng làm việc với chuyên môn cao, nghiêm túc, chỉ trao giải A cho những tác phẩm thực sự xứng đáng với tiêu chí chuyên nghiệp, chuyên môn cao" (Làn sóng nghệ thuật 25/01/2019)

Giải thưởng nhiếp ảnh xuất sắc 2021

Giải thưởng nhiếp ảnh xuất sắc 2021

Ngày phát hành 22:58 | 9/4/2022

Lượt nghe: 426

Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam trao giải cho 28 tác phẩm xuất sắc nhất năm 2021, trong đó Cúp VAPA trao cho tác phẩm "Chốt kiểm soát bảo vệ biên giới phòng, chống Covid-19"của tác giả Huỳnh Văn Truyền (Đà Nẵng); 3 giải A; 9 giải B và 15 giải C. (Làn sóng nghệ thuật)

Giải thưởng Sách quốc gia 2019

Giải thưởng Sách quốc gia 2019

Ngày phát hành 0:0 | 26/12/2019

Lượt nghe: 590

27 cuốn sách, bộ sách được trao giải tại Nhà hát Đài Tiếng nói Việt Nam, 58 Quán Sứ, Hà Nội. Năm nay không trao giải các thể loại Sách hay, Sách đẹp mà trao giải A (trị giá 100 triệu đồng), giải B (trị giá 50 triệu đồng), giải C (trị giá 30 triệu đồng) cho 5 mảng sách: chính trị, kinh tế; khoa học tự nhiên và công nghệ; khoa học xã hội và nhân văn; văn hóa, văn học và nghệ thuật; thiếu nhi. (Làn sóng nghệ thuật 27/12/2019)

“Muôn vàn tình thương yêu”: Chương trình nghệ thuật đặc sắc kỷ niệm 50 năm thực hiện Di chúc của Bác

 “Muôn vàn tình thương yêu”: Chương trình nghệ thuật đặc sắc kỷ niệm 50 năm thực hiện Di chúc của Bác

Ngày phát hành 0:0 | 19/8/2019

Lượt nghe: 589

PV VOV6 phỏng vấn PGS.TS Nguyễn Thế Kỷ; Ủy viên Trung ương Đảng; Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam về Chương trình chính luận - nghệ thuật “Muôn vàn tình thương yêu” do Đài TNVN phối hợp với tỉnh Nghệ An - quê Bác và Thành phố Hồ Chí Minh – thành phố mang tên Bác tổ chức, phát thanh truyền hình trực tiếp vào 20h15 thứ tư 21/8/2019. (Làn sóng nghệ thuật 20/8/2019)

Đạo diễn NSND Trần Văn Thủy nhận Giải thưởng Lớn - Vì tình yêu Hà Nội

 Đạo diễn NSND Trần Văn Thủy nhận Giải thưởng Lớn - Vì tình yêu Hà Nội

Ngày phát hành 19:27 | 6/10/2022

Lượt nghe: 178

Với những bộ phim tài liệu xuất sắc về Hà Nội như "Hà Nội trong mắt ai", "Chuyện tử tế", đạo diễn NSND Trần Văn Thủy đã được vinh danh ở hạng mục cao quý nhất của Giải thưởng Bùi Xuân Phái lần thứ 15: "Giải thưởng Lớn - Vì tình yêu Hà Nội". Ban tổ chức đánh giá tác phẩm của đạo diễn Trần Văn Thủy về Hà Nội đã trở thành một di sản hình ảnh của thủ đô, gắn với những năm tháng vui buồn, đầy khát khao, trăn trở, cùng những giá trị nhân văn đẹp đẽ... (Làn sóng nghệ thuật 07/10/2022)

"San sẻ yêu thương, vượt qua đại dịch": Chuỗi chương trình nghệ thuật trực tuyến

Ngày phát hành 12:5 | 13/8/2021

Lượt nghe: 562

Chuỗi chương trình nghệ thuật online do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chỉ đạo, Cục Nghệ thuật biểu diễn và 12 nhà hát triển khai thực hiện đến tháng 12 năm nay, nhằm cổ vũ, nâng cao sức mạnh tinh thần nhân dân vượt qua đại dịch COVID-19. (Làn sóng nghệ thuật 10/8/2021)

"Lá thư trong ba lô" - Từ hiện vật thời chiến đến MV âm nhạc

Ngày phát hành 11:12 | 23/2/2023

Lượt nghe: 1254

Dựa trên câu chuyện có thật về lá thư không kịp gửi của liệt sĩ Nguyễn Thái Hòa sau 34 năm mới đến tay người nhận, nhạc sĩ Kiên Ninh và NSND Quốc Hưng cùng thực hiện một sản phẩm âm nhạc đặc biệt với tên gọi “Lá thư trong ba lô”. Bài hát không chỉ tái hiện lại câu chuyện đầy cảm động của tình yêu thời chiến mà còn khơi gợi lòng tự hào, tự tôn đối với thế hệ trẻ về những người đã dùng cả cuộc đời mình để đổi lấy hoà bình cho hôm nay... (Làn sóng nghệ thuật 21/02/2023)

“Cuộc sống thường ngày”, “Một ngày Việt Nam”: Triển lãm của Hội Nhà báo Việt Nam

“Cuộc sống thường ngày”, “Một ngày Việt Nam”: Triển lãm của Hội Nhà báo Việt Nam

Ngày phát hành 0:0 | 8/11/2020

Lượt nghe: 781

Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức trưng bày các ấn phẩm báo chí tiêu biểu của các cơ quan báo chí Trung ương, địa phương và phẩm ảnh báo chí của các nhà báo, phóng viên. (Làn sóng nghệ thuật 30/10/2020)

“Muôn vàn tình thương yêu”: Lan tỏa những thông điệp sâu sắc

“Muôn vàn tình thương yêu”: Lan tỏa những thông điệp sâu sắc

Ngày phát hành 0:0 | 23/8/2019

Lượt nghe: 569

Chương trình chính luận - nghệ thuật đặc biệt do Đài Tiếng nói Việt Nam; tỉnh Nghệ An và thành phố Hồ Chí Minh phối hợp tổ chức không chỉ mang đến những cảm xúc thiêng liêng cho khán thính giả mà còn truyền đi những thông điệp ý nghĩa. (Làn sóng nghệ thuật 13/8/2019)

15 tác phẩm được Giải thưởng của Hội đồng Lý luận, Phê bình VHNT Trung ương

15 tác phẩm được Giải thưởng của Hội đồng Lý luận, Phê bình VHNT Trung ương

Ngày phát hành 0:0 | 10/8/2020

Lượt nghe: 659

93 tác phẩm, công trình tham gia Giải thưởng năm 2019 của Hội đồng Lý luận, Phê bình Văn học Nghệ thuật Trung ương. Lễ trao giải sẽ được tổ chức vào 20h00 ngày 12/8 tại Nhà hát Đài Tiếng nói Việt Nam (58 Quán Sứ, Hà Nội). Nhân dịp này, phóng viên Ban VHNT (VOV6) phỏng vấn PGS.TS Nguyễn Thế Kỷ, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Giám đốc Đài TNVN, Chủ tịch Hội đồng Lý luận, Phê bình Văn học Nghệ thuật Trung ương. (Làn sóng nghệ thuật 11/8/2020)

20 tác phẩm nhận tặng thưởng của Ban Bí thư về lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật xuất bản năm 2021

20 tác phẩm nhận tặng thưởng của Ban Bí thư về lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật xuất bản năm 2021

Ngày phát hành 22:1 | 29/12/2022

Lượt nghe: 641

Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương vừa tổ chức trao tặng thưởng của Ban Bí thư Trung ương Đảng cho 20 tác phẩm về lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật xuất bản năm 2021. Đây là những tác phẩm tốt được lựa chọn từ 95 tác phẩm của các Hội chuyên ngành Trung ương, địa phương, các cơ quan báo chí. Ngoài những tác phẩm được giải B, C và khuyến khích, chỉ có một tác phẩm sách về kiến trúc được giải A mang tên “Không gian công cộng trong bối cảnh chuyển đổi” của nhóm tác giả do TS - KTS Trần Minh Tùng chủ biên. PGS - TS Nguyễn Thế Kỷ, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương đánh giá: So với các năm, số lượng tác phẩm gửi về tham gia xét tặng thưởng vẫn duy trì ở mức cao. Cả ba loại hình: Lý luận chung, Lý luận phê bình văn học, Lý luận phê bình các loại hình nghệ thuật đều có những tác phẩm tốt, công phu, có giá trị khoa học và thực tiễn. Tuy nhiên, còn thiếu những tác phẩm, công trình nghiên cứu có tính hệ thống, có tầm khát quát về một hay một số vấn đề chuyên sâu...

“Dưới nước”: Triển lãm tranh của nghệ sĩ flute Lê Thư Hương

“Dưới nước”: Triển lãm tranh của nghệ sĩ flute Lê Thư Hương

Ngày phát hành 18:8 | 20/6/2023

Lượt nghe: 742

Hơn 30 bức tranh của Lê Thư Hương đậm chất siêu thực, màu sắc tương phản chói rực một cách ngẫu hứng, phóng khoáng, không tuân theo nguyên tắc cơ bản nào, mang đến cho người xem nguồn năng lượng tích cực. (Làn sóng nghệ thuật)

Cảm hứng sáng tạo từ những khoảnh khắc đời thường

Cảm hứng sáng tạo từ những khoảnh khắc đời thường

Ngày phát hành 16:10 | 30/3/2023

Lượt nghe: 1714

Thuộc thế hệ nghệ sĩ trưởng thành trong thời kì đất nước vừa giải phóng, nhà điêu khắc Nguyễn Xuân Thành (nguyên Trưởng khoa Điêu khắc – trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam) đã tham gia nhiều hoạt động sáng tác và triển lãm điêu khắc trong nước và quốc tế. Với những đóng góp tích cực cho mỹ thuật và sự nghiệp giáo dục, nhà điêu khắc Nguyễn Xuân Thành vinh dự được nhà nước phong học hàm Phó giáo sư và phong tặng danh hiệu Nhà giáo Ưu tú. (Câu chuyện nghệ thuật)

Đi tìm vẻ đẹp giữa đời thường

Đi tìm vẻ đẹp giữa đời thường

Ngày phát hành 17:59 | 27/12/2020

Lượt nghe: 1042

Họa sĩ Vũ An Chương đi nhiều nơi, đến nhiều vùng đất và nơi nào cũng để lại trong ông những cảm xúc đặc biệt, là nguồn cảm hứng trong các sáng tác hội họa. (Câu chuyện nghệ thuật 04/12/2020)

Họa sĩ Nguyễn Văn Chung - Giải thưởng Nhà nước về VHNT

Họa sĩ Nguyễn Văn Chung - Giải thưởng Nhà nước về VHNT

Ngày phát hành 18:10 | 14/6/2023

Lượt nghe: 947

20 năm công tác tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, họa sĩ Nguyễn Văn Chung đã không ngừng học hỏi, tự vượt lên chính mình cả về nghệ thuật và công tác quản lý. Một mặt ông làm tốt công tác bảo quản và trưng bày các tác phẩm mỹ thuật, mặt khác tiếp thu tinh hoa nghệ thuật dân tộc, làm giàu thêm tiềm năng sáng tạo của mình. (Câu chuyện nghệ thuật)

Họa sĩ Quang Phòng: Giải thưởng Nhà nước về Văn học - Nghệ thuật năm 2012

Họa sĩ Quang Phòng: Giải thưởng Nhà nước về Văn học - Nghệ thuật năm 2012

Ngày phát hành 0:0 | 8/9/2020

Lượt nghe: 1050

Họa sĩ Quang Phòng đi theo Ðoàn kịch Giải phóng, mở triển lãm lưu động khắp các tỉnh Việt Bắc... Sau kháng chiến, ông làm công tác nghiên cứu tại Trường cao đẳng Mỹ thuật, Nhà xuất bản Mỹ thuật và đã hoàn thành nhiều bộ sách có giá trị về mỹ thuật cách mạng. (Câu chuyện nghệ thuật 04/9/2020)

Gốm Lý - Trần: Mặt hàng thương mại

Gốm Lý - Trần: Mặt hàng thương mại

Ngày phát hành 0:0 | 3/3/2020

Lượt nghe: 590

Sử sách ghi lại hằng năm làng Bát Tràng sản xuất gốm, tiêu thụ ở nhiều nơi, đem lại mối lợi lớn. Điều này chứng tỏ, gốm Lý - Trần là mặt hàng thương mại quan trọng của hai triều đại khi đó. (Câu chuyện nghệ thuật 06/3/2020)

Người lặng thầm sau những thước phim

Người lặng thầm sau những thước phim

Ngày phát hành 0:0 | 31/5/2020

Lượt nghe: 670

Năm nay, họa sĩ - NSND Phạm Quang Vĩnh bước sang tuổi 77. Hơn 40 năm gắn bó với điện ảnh, ông đã thiết kế mỹ thuật cho nhiều bộ phim nổi tiếng, như “Ngày ấy bên sông Lam”, “Biển gọi”, “Đường về quê mẹ”,“Bến không chồng”, “Tiếng cồng định mệnh”, “Chuyện của Pao”, “Đập cánh giữa không trung”...(Câu chuyện nghệ thuật 29/5/2020)

Nhiếp ảnh gia chuyên chụp ảnh đời thường

Nhiếp ảnh gia chuyên chụp ảnh đời thường

Ngày phát hành 22:14 | 1/5/2021

Lượt nghe: 867

Nhà nghiên cứu lý luận phê bình nhiếp ảnh Vũ Huyến (nguyên Phó Chủ tịch thường trực Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam, nguyên Tổng Biên tập Tạp chí Nhiếp ảnh) đã được tặng các giải thưởng về nhiếp ảnh trong nước và quốc tế. Ông đã được phong tặng “Nghệ sĩ Nhiếp ảnh có cống hiến xuất sắc”. (Câu chuyện nghệ thuật 16/4/2021)

Phim "Cha cõng con" và "hội chứng" trả lại giải thưởng

Phim

Ngày phát hành 0:0 | 8/5/2017

Lượt nghe: 1395

Hành động trả lại bằng khen của đạo diễn Lương Đình Dũng ngay trong đêm trao giải Cánh diều 2016 cho thấy giữa ban giám khảo với cá nhân nghệ sỹ ít nhiều có mâu thuẫn, thiếu sự đồng thuận gặp gỡ nhau trong quan niệm sáng tạo. Người ủng hộ, người phản đối hành động này đều có lý lẽ riêng, song nếu nhìn khái quát thì có thể thấy việc trả lại giải thưởng không hề mới trong lĩnh vực văn chương nghệ thuật, đằng sau đó là những câu chuyện liên quan đến quyền lợi, danh dự, trách nhiệm, cách thức quy chế bình xét giải. (Điểm hẹn văn nghệ 06/5/2017)

Phim hoạt hình "Dáng hình thanh âm": Khi yêu thương tìm về

Phim hoạt hình

Ngày phát hành 0:0 | 3/7/2017

Lượt nghe: 1521

Là một trong những bộ phim hoạt hình hiếm hoi làm về đề tài bạo lực học đường, "Dáng hình thanh âm" của đạo diễn Naoko Yamada đem đến cho người xem một góc nhìn mới - góc nhìn của chính những đứa trẻ trong cuộc - về bạo lực học đường. Không né tránh những cảnh bạo lực, nhưng phim vẫn có một cái kết sáng, một cách giải quyết nhân văn chứ không u ám như một số bộ phim dành cho độ tuổi trưởng thành. Có lẽ chỉ với tuổi thơ, sự nhân hậu và tình yêu, người ta mới có thể tin rằng ký ức được viết từ bút chì, có thể xóa bỏ những mảng đen tối nhất và chỉ giữ lại những gì đẹp đẽ nhất. (Điểm hẹn văn nghệ 01/7/2017)

Sức lan tỏa của các Cuộc thi viết thư quốc tế UPU

Sức lan tỏa của các Cuộc thi viết thư quốc tế UPU

Ngày phát hành 0:0 | 12/9/2017

Lượt nghe: 1257

Năm nay, tròn ba thập kỷ Việt Nam tham gia Cuộc thi viết thư quốc tế UPU. Trong chuyên mục “Câu chuyện phóng viên”, các bạn sẽ hình dung rõ hơn về sức lan tỏa của các Cuộc thi viết thư quốc tế UPU. "Ôi Tổ quốc, biên cương chưa yên giấc / Đêm quặn lòng máu thịt Hoàng Sa / Ngày đỏ mắt Trường Sa giông bão / Lại bút, gươm giữ cõi, xây nhà...". Bài thơ "Tổ quốc" của nhà báo - nhà thơ Nguyễn Thế Kỷ được nhạc sĩ Lê Quang phổ nhạc thành ca khúc cùng tên. Tác giả thơ và nhạc sĩ tâm sự và trải lòng về ca khúc "Tổ quốc" (Chuyên mục "Thơ phổ nhạc"). Tài ứng biến của nhà thơ Huy Cận (Giai thoại Văn nghệ sĩ). (Điểm hẹn Văn nghệ 09/9/2017)

Wings Books: Thương hiệu sách dành riêng cho độc giả trên 16 tuổi

Wings Books: Thương hiệu sách dành riêng cho độc giả trên 16 tuổi

Ngày phát hành 0:0 | 15/4/2019

Lượt nghe: 12860

Dự án hướng đến phát triển ấn phẩm đa dạng về đề tài, thể loại, cập nhật xu hướng giới trẻ và cũng là nơi đón nhận những tác phẩm sáng tạo, dự án thể nghiệm mới. (Điểm hẹn văn nghệ 13/4/2019)

KTS Phạm Hoàng Phương: "Di sản công nghiệp xác lập tính nhận diện, bản sắc văn hóa và thương hiệu của đô thị"

KTS Phạm Hoàng Phương:

Ngày phát hành 11:9 | 8/12/2023

Lượt nghe: 1036

Diễn ra trong gần 2 tuần lễ cuối tháng 11 vừa qua, Lễ hội thiết kế sáng tạo Hà Nội đã mang lại thành công ngoài mong đợi, tạo dấu ấn lớn trong cộng đồng. Rất đông du khách đã đến tham quan, trải nghiệm tại 2 di sản công nghiệp, đó là Nhà máy xe lửa Gia Lâm và Tháp nước Hàng Đậu. Điều đó cho thấy di sản công nghiệp nếu biết sử dụng đúng cách sẽ có một sức sống mới. Vấn đề đặt ra là, theo Ths-KTS Phạm Hoàng Phương-Viện Kiến trúc Quốc gia (Bộ Xây dựng), chúng ta cần tạo một hành lang pháp lý trong việc bảo tồn và phát huy di sản kiến trúc công nghiệp. Bên cạnh đó là sự chung tay của các KTS, các văn nghệ sỹ trong việc đóng góp ý tưởng cho việc tái thiết những di sản công nghiệp ở các thành phố lớn thành những không gian văn hóa hữu ích, đem lại giá trị kinh tế-văn hóa-xã hội:

Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam 2019

Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam 2019

Ngày phát hành 0:0 | 25/1/2020

Lượt nghe: 832

8 tác phẩm được trao giải: Tập ký sự “Trụ lại” của nhà văn Hồ Duy Lệ, tập truyện ngắn “Quán thủy thần” của nhà văn Nguyễn Hải Yến; hai tập thơ “Bay trong mơ” của nhà thơ Trần Quang Đạo và “Nguồn” của nhà thơ Trần Quang Quý; ba tác phẩm lý luận phê bình “Nhận diện và lý giải các hiện tượng văn học” của PGS.TS Phan Trọng Thưởng, “Những sinh thể văn chương Việt” của PGS.TS Lý Hoài Thu, “Tư tưởng và phong cách nhà văn - Những vấn đề lý luận và thực tiễn” của GS.TS Trần Đăng Suyền; tập thơ dịch “Kiếm Hồ hoài cổ” (tập 2) thơ chữ Hán danh nho Việt Nam do Nguyễn Hữu Thăng dịch. Hội Nhà văn Việt Nam kết nạp 59 hội viên mới thuộc chuyên ngành: thơ, văn xuôi, lý luận phê bình, văn học dịch, văn học thiếu nhi. (Điểm hẹn văn nghệ 18/01/2019)

Kịch ngắn về Bác Hồ trong chương trình nghệ thuật “Muôn vàn tình thương yêu”

Kịch ngắn về Bác Hồ trong chương trình nghệ thuật “Muôn vàn tình thương yêu”

Ngày phát hành 0:0 | 19/8/2019

Lượt nghe: 652

Kỷ niệm 50 năm thực hiện Di chúc của Bác Hồ, chương trình nghệ thuật “Muôn vàn tình thương yêu” sẽ phát sóng trực tiếp vào ngày 21/08. Ban Văn học - Nghệ thuật VOV6 là một trong những đơn vị của Đài Tiếng nói Việt Nam tham gia tổ chức sự kiện này. Bốn vở kịch ngắn “Miền Nam trong trái tim Người”; “Đêm giao thừa”; “Nỗi đau” và “Phải có tình đồng chí thương yêu lẫn nhau” xoay quanh những câu chuyện quen thuộc như Bác mong muốn được vào thăm đồng bào miền Nam nhưng điều kiện sức khỏe không cho phép; Bác tới thăm một hộ gia đình nghèo đêm giao thừa; Bác phải xử lí một sự việc đau lòng, khi mà trong nội bộ đảng viên có kẻ tha hóa, biến chất hoặc câu chuyện Bác nhỏ nhẹ góp ý cho những người xung quanh. (Điểm hẹn văn nghệ 17/08/2019)

Độ an toàn của giải thưởng văn chương

Độ an toàn của giải thưởng văn chương

Ngày phát hành 0:0 | 13/2/2017

Lượt nghe: 1505

Giải thưởng thường niên của Hội Nhà văn Việt Nam nói riêng cũng như giải thưởng của các hội văn học nghệ thuật từ Trung ương đến địa phương thường không tạo được sự chú ý của dư luận, không hấp dẫn dưới con mắt của các nhà phê bình và người đọc, người nghe, người xem. Có nhiều lý do, và hãy cùng các biên tập viên Văn nghệ giải mã phần nào lý do đó. (Điểm hẹn văn nghệ 11/02/2017)

Giải thưởng Thiếu nhi Dế Mèn 2021: Chưa tìm ra “Hiệp sĩ Dế Mèn”

Giải thưởng Thiếu nhi Dế Mèn 2021: Chưa tìm ra “Hiệp sĩ Dế Mèn”

Ngày phát hành 17:51 | 20/7/2021

Lượt nghe: 1681

Năm nay, không có giải cao nhất - giải “Hiệp sĩ Dế Mèn”, mà chỉ có 5 giải đồng hạng “Khát vọng Dế Mèn”: Tiểu thuyết "Đi trốn" của nhà văn Bình Ca; phim hoạt hình "Khúc gỗ mục" của Công ty cổ phần Hãng phim Hoạt hình Việt Nam do NSND Nguyễn Thị Phương Hoa làm đạo diễn và họa sĩ; chùm tranh về thiên nhiên và cuộc sống của hoạ sĩ nhí Xèo Chu (Phó Vạn An); truyện tranh "Ly & Chũn - Tết là nhất, nhất là Tết!" của tác giả Mèo Mốc (Đặng Quang Dũng); bộ truyện "Khác biệt mới tuyệt làm sao" của Nguyễn Hoàng Vũ và các hoạ sĩ. (Điểm hẹn văn nghệ 05/06/2021)

Giải thưởng Hội Nhà văn Hà Nội 2015: Có gì đặc biệt?

Giải thưởng Hội Nhà văn Hà Nội 2015: Có gì đặc biệt?

Ngày phát hành 0:0 | 21/10/2015

Lượt nghe: 1617

Giải thưởng Hội Nhà văn Hà Nội (Câu chuyện phóng viên); Tiểu thuyết "Cậu ấm" của nhà văn Trần Chiến qua cảm nhận của nhà sử học Dương Trung Quốc (Thưởng thức tác phẩm); Tế Hanh nói lái,"Vợ nhặt" thật thà (Giai thoại văn nghệ sĩ). (Điểm hẹn Văn nghệ 21/10 + 24/10/2015)

Giải thưởng Bùi Xuân Phái - Vì tình yêu Hà Nội 2016: Tôn vinh nghệ thuật nhiếp ảnh

Giải thưởng Bùi Xuân Phái - Vì tình yêu Hà Nội 2016: Tôn vinh nghệ thuật nhiếp ảnh

Ngày phát hành 0:0 | 19/9/2016

Lượt nghe: 1418

Giải thưởng Bùi Xuân Phái - Vì tình yêu Hà Nội năm nay có gì mới (Câu chuyện phóng viên). Vẻ đẹp của những bức ảnh về Hà Nội và muôn mặt đời sống của nhà nhiếp ảnh Lê Vượng - người vinh dự nhận Giải thưởng lớn Bùi Xuân Phái năm nay (Thưởng thức tác phẩm). Nhà thơ Tô Như Châu và nhạc sĩ Trần Quang Lộc đều chưa một lần tới Thủ đô. Vậy mà qua những câu chuyện kể của bạn bè hai tác giả đã tạo ra nhạc phẩm "Có phải em mùa thu Hà Nội" say đắm lòng người (Thơ phổ nhạc). Lời nhắc nhở nhẹ nhàng của nhà văn Nguyễn Tuân dành cho cậu bé chưa có ý thức xếp hàng sẽ là bài học thiết thực cho nhiều người cần hình thành thói quen xếp hàng nơi công cộng (Giai thoại văn nghệ sĩ). (Điểm hẹn văn nghệ 17/9 + 22/9/2016)

Gần 600.000 bức thư tham gia Cuộc thi viết thư Quốc tế UPU lần thứ 49

Gần 600.000 bức thư tham gia Cuộc thi viết thư Quốc tế UPU lần thứ 49

Ngày phát hành 0:0 | 29/7/2020

Lượt nghe: 1478

Với đề bài “Em hãy viết thông điệp gửi một người lớn về thế giới chúng ta đang sống”, cuộc thi năm nay tiếp tục thu hút sự tham gia của rất nhiều bạn nhỏ. (Điểm hẹn văn nghệ 25/7/2020)

“Lửa ấm”: Vững tin với những yêu thương

“Lửa ấm”:  Vững tin với những yêu thương

Ngày phát hành 22:52 | 13/3/2022

Lượt nghe: 1093

Điền nhớ mãi ngày anh quyết định trở về thuê một cái ốt nho nhỏ cạnh trường học để mở lò bánh. Những ngày đầu khách chưa quen tiệm, anh dậy sớm nướng bánh rồi ủ vào thùng xốp đạp xe vào tận ngõ ngách xóm làng rao bán. Bánh mì Thơm nhờ thế ngày một làm ăn nên nổi, cuộc sống của vợ chồng anh nhờ thế cũng đỡ lên phần nào. Cho đến bây giờ anh vẫn mãi không quên động lực đã làm nên sức mạnh khiến anh về lại quê hương lập nghiệp. Đó là tình yêu của Thơm, tình yêu như lửa ấm đã giúp anh trở về... (Trích truyện ngắn “Lửa ấm” của nhà văn Trần Quỳnh Nga). (Điểm hẹn văn nghệ)

“Gió lạnh đầu mùa”: Nhen lên ngọn lửa yêu thương

“Gió lạnh đầu mùa”: Nhen lên ngọn lửa yêu thương

Ngày phát hành 14:58 | 24/1/2021

Lượt nghe: 4396

Nhà văn Thạch Lam là cây bút xuất sắc của văn học Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945. “Gió lạnh đầu mùa” (sáng tác năm 1937) là một trong những tác phẩm nổi tiếng của ông. (Điểm hẹn văn nghệ 23/01/2021)

Câu chuyện về những lá thư thời chiến

Câu chuyện về những lá thư thời chiến

Ngày phát hành 0:0 | 31/7/2017

Lượt nghe: 1268

"Những lá thư thời chiến" là tên gọi của một cuộc hội thảo, tên gọi của một cuốn sách trong tủ sách "Mãi mãi tuổi hai mươi" do nhà thơ Đặng Vương Hưng sưu tầm biên soạn, tập hợp những lá thư của người ở hậu phương và người ở chiến trường gửi cho nhau. Nhưng những lá thư thời chiến không chỉ nằm trong trang sách mà vẫn còn nhiều, rất nhiều, nằm sâu trong những hộc tủ cũ kỹ, giắt trên những mái nhà mối mọt, hay trong chiếc lọ thủy tinh chôn dưới gốc cây rừng, hoặc đã mãi mãi hòa cùng xương thịt với người ra đi. Không chỉ là câu chuyện của những lá thư. Đó còn là câu chuyện của tình yêu, tình người, câu chuyện của lịch sử, của những số phận vô danh và hữu danh. (Điểm hẹn văn nghệ 29/7/2017)

Bút ký “Nhà văn Trần Văn Thước - Người đứng giữa làng quê”

Bút ký “Nhà văn Trần Văn Thước - Người đứng giữa làng quê”

Ngày phát hành 13:53 | 20/2/2023

Lượt nghe: 199

Sinh năm 1954 tại xã Vũ Lăng, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình. 25 tuổi bị tai nạn lao động. Vượt qua ranh giới giữa sống và chết, Trần Văn Thước trở về đời thường với đôi chân bại liệt, sống và viết, trở thành một nhà văn sở hữu nhiều giải thưởng văn chương uy tín, có sức lan tỏa tới cộng đồng. Bao nhiêu năm nay, ông kiên trì đứng viết. Giữ cho mình đứng thẳng cũng là thái độ sống và viết của một nhà văn. Một vài nét phác thảo về chân dung ông trong bút ký “Nhà văn Trần Văn Thước - Người đứng giữa làng quê” của BTV Anh Thư. (Văn nghệ phát 21/2/2023)

“Điều kỳ diệu”: Câu chuyện phi thường từ những con người rất đỗi bình thường

“Điều kỳ diệu”: Câu chuyện phi thường từ những con người rất đỗi bình thường

Ngày phát hành 22:47 | 17/10/2021

Lượt nghe: 696

Tiểu thuyết đầu tay viết về trẻ em của nhà văn R.J.Palacio không chỉ chứa chan tình thương mà còn đầy ắp sự ấm áp dành cho một số phận thiếu may mắn. R.J.Palacio đã biến tác phẩm “Điều kỳ diệu” trở thành quà tặng cuộc sống cho hàng triệu người trên thế giới. (Điểm hẹn văn nghệ 09/10/2021)

"Vệt sáng của bụi": Thương những phận người lam lũ

Ngày phát hành 16:4 | 16/8/2022

Lượt nghe: 739

Giải thưởng Văn học tuổi 20 luôn đem đến nhiều cá tính cho văn chương. Ở lần thứ bảy được tổ chức, trước khi tạm dừng, cuộc thi đã thu hút 511 tác phẩm dự thi và 12 tác phẩm được chọn vào chung khảo. Chúng ta đã có dịp tìm hiểu tác phẩm “Chopin biến mất” của tác giả Hiền Trang, một mảnh ghép của Văn học tuổi 20 lần thứ bảy. Trong chương trình hôm nay, Ban Văn học Nghệ thuật (VOV6) muốn đem đến một sắc màu khác của cuộc thi này cho quý vị và các bạn. Đó là tập truyện ngắn “Vệt sáng của bụi” của nhà văn Lê Quang Trạng. Sau đây, mời quý vị và các bạn cùng bước vào không gian miền Tây sông nước của tập truyện này qua một vài cảm nhận của BTV Nguyễn Hà.

"Thương nhớ mười hai": Mười hai thương nhớ chưa vừa

Ngày phát hành 0:0 | 23/1/2018

Lượt nghe: 1687

Những khoảnh khắc cuối năm âm lịch thường khiến cho con người ta nao nao khi nhìn lại những dấu mốc thời gian của mười hai tháng đã qua và xốn xang đón những điều mới mẻ của mùa xuân, của năm mới. "Điểm hẹn văn nghệ" giữa thời khắc chuyển giao, chúng tôi xin gửi tới các bạn những xúc cảm chân thật, bình dị mà đong đầy nhớ thương! (VOV6 Điểm hẹn văn nghệ 27/01/2018)

"Điệu foxtrot Thượng Hải" – “Chìm sâu trong xa hoa, bấu chặt lấy cuộc sống”

Ngày phát hành 14:24 | 8/6/2023

Lượt nghe: 828

Mục Thời Anh là một trong những nhà văn Trung Quốc nổi bật trong thập niên 1930. Qua đời ở tuổi 28, nhà văn họ Mục có quãng đời sáng tác không dài. Tuy nhiên, ông vẫn để lại dấu ấn trên văn đàn khi trở thành cây viết tiên phong thuộc trường phái văn học Tân cảm giác Thượng Hải với hàng loạt các tác phẩm như “Giao lưu”. “Cực Nam Bắc”, “Nghĩa trang”, “Pho tượng nữ bạch kim”, “Tình yêu của thánh nữ còn trinh”… Gần đây, tác phẩm của ông đã được giới thiệu với độc giả Việt qua tập truyện “Điệu foxtrot Thượng Hải”. Sách do Công ty Cổ phần sách và truyền thông San Hô (San Hô Books) & NXB Thanh niên ấn hành, dịch giả Cẩm Ninh và Tố Hinh chuyển ngữ. (Văn nghệ 9/6/2023)

Mã QRCODE xem trên mobile
chương trình hôm nay
08h00 - 08h30 Tìm trong kho báu
08h30 - 08h45 Sàn diễn mới
08h45 - 09h00 Tìm hiểu nghệ thuật sân khấu
10h45 - 11h00 Văn nghệ thiếu nhi
13h00 - 13h30 Đọc truyện dài kỳ
18h15 - 18h30 Văn nghệ thiếu nhi
18h30 - 19h00 Tìm trong kho báu
19h00 - 19h30 Đọc truyện dài kỳ
19h30 - 20h00 Sân khấu truyền thanh
20h30 - 20h45 Sàn diễn mới
20h45 - 21h00 Tìm hiểu nghệ thuật sân khấu
21h45 - 22h00 Kể chuyện và hát ru cho bé
22h30 - 23h00 Đọc truyện đêm khuya